Nếu mắc bệnh đa xơ cứng (MS) bạn sẽ có khả năng bị trầm cảm cao hơn, bởi trên thực tế đây là một trong những triệu chứng đa xơ cứng phổ biến nhất. Có đến một nửa số người mắc bệnh đa xơ cứng sẽ bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó.
1. Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh đa xơ cứng
Tình trạng sức khỏe mãn tính có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn khi điều này đặc biệt đúng bởi bệnh đa xơ cứng sẽ khiến bạn khó làm việc hoặc làm những điều bạn thích.
Bạn có thể có những cảm giác đau buồn về mọi thứ thay đổi và các cảm giác này sẽ tiếp tục xuất hiện. Căng thẳng khi có một vấn đề sức khỏe mãn tính cũng có thể gây ra trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng có những mối liên hệ giữa MS và trầm cảm. Bạn có thể thấy MS được mô tả như một bệnh viêm thần kinh, nó có nghĩa là gây ra chứng viêm hệ thống thần kinh. Tình trạng viêm đó có thể dẫn đến trầm cảm. MS cũng có thể làm tổn thương các vùng não giúp kiểm soát cảm xúc. Một số loại thuốc được kê đơn để điều trị, như corticosteroid và thuốc interferon cũng có thể gây trầm cảm hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn. Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai bị MS và có thể biểu hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh.
2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Chúng ta có thể cảm thấy buồn phiền trong một phút chốc nào đấy. Tuy nhiên nếu thường xuyên thấy buồn, chán nản hoặc tuyệt vọng trong hơn 2 tuần và bạn không quan tâm đến việc làm, ngay cả những việc thường thích như: ăn uống, vui chơi thì có thể bạn đang có dấu hiệu trầm cảm.
Một số triệu chứng khác của bệnh trầm cảm có thể trông rất giống các dấu hiệu của MS như cảm thấy đặc biệt mệt mỏi hoặc khó tập trung và đưa ra quyết định. Đó là lý do tại sao bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị trầm cảm, vì bác sĩ sẽ tiến hành làm một số thử nghiệm để đảm bảo bạn có mắc MS hay không và xem liệu các triệu chứng đó có liên quan đến MS hay chỉ là rối loạn tâm trạng.
3. Điều gì xảy ra nếu bị trầm cảm?
Điều trị trầm cảm sẽ trở thành một phần trong kế hoạch điều trị MS. Bác sĩ sẽ theo dõi những thay đổi trong tâm trạng và giúp bạn đưa ra chiến lược điều trị phù hợp với mình. Do đó, kế hoạch điều trị của bạn sẽ không giống với bất kỳ ai bị trầm cảm khác. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp trò chuyện, điều trị tâm lý sử dụng thuốc thuốc chống trầm cảm. Nếu bác sĩ kê đơn các loại thuốc này, bạn có thể phải thử các liều lượng, loại thuốc hoặc kết hợp khác nhau để tìm ra loại nào phù hợp nhất với mình.
4. Các bước cải thiện tình trạng bệnh
Khi được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, điều quan trọng là bạn phải tuân theo kế hoạch điều trị và hơn nữa là phải quản lý tâm trạng được tốt nhất. Đây là những yêu cầu dành cho tất cả những người bị MS, ngay cả khi họ không bị trầm cảm.
- Tập thể dục hàng ngày. Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng và có tác động tích cực đến các chất hóa học trong não có vai trò gây ra trầm cảm. Nó cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng MS.
- Căng thẳng. Căng thẳng là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, khi bị MS, bạn càng giảm bớt căng thẳng thì càng tốt cho não và cơ thể của bạn. Các bài tập thở, yoga, thiền và dành thời gian cho người khác là những cách giảm căng thẳng hiệu quả.
- Kết nối. Có một mạng lưới hỗ trợ tốt là điều quan trọng đối với tất cả những người có MS. Vì cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tuy nhiên, ở gần gia đình và bạn bè có thể làm cho tâm trạng của bạn tốt hơn và nó cũng làm tăng khả năng bạn sẽ được trợ giúp thêm khi cần.
- Hãy thoải mái nói về nó. Bạn có thể không muốn tiếp tục với tình trạng của mình, nhưng chia sẻ những gì bạn đang trải qua có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm lý học hoặc nhân viên xã hội là một ý tưởng tuyệt vời. Ngoài ra, bạn cũng nên nói chuyện đó với bạn bè và những người thân yêu của mình và hãy nghĩ đến việc tham gia một nhóm hỗ trợ những người bị MS. Ở bên cạnh những người đang đối phó với cùng một căn bệnh sẽ có thể nhắc giúp bạn không có cảm giác đơn độc. Nó cũng có thể cung cấp cho bạn những ý tưởng mới để giải quyết các vấn đề liên quan đến MS.
Ưu tiên cho việc nghỉ ngơi và thư giãn. Lắng nghe cơ thể của bạn và nói “không” khi bạn cần. Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc để não và cơ thể có cơ hội nạp năng lượng. Nếu bạn dành nhiều thời gian trên giường và vẫn cảm thấy kiệt sức thì hãy trao đổi với bác sĩ vì có thể đã đến lúc phải thay đổi kế hoạch điều trị của mình.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có điều trị bệnh đa xơ cứng bằng liệu pháp Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Việc điều trị sớm kết hợp thăm khám, chữa trị bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ mang đến cho người bệnh sự cải thiện tốt nhất về sức khỏe và hạn chế được những ảnh hưởng ảnh tiêu cực.
Nguồn tham khảo: webmd.com