Bé tuổi mọc răng: Cần bổ sung dưỡng chất nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang.

Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ luôn là vấn đề quan trọng của các bậc cha mẹ, đặc biệt là trẻ trong tuổi mọc răng. Ở giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không chỉ là các thực phẩm giàu canxi mà còn có đa dạng các loại dưỡng chất quan trọng khác.

1. Trẻ mọc răng nên ăn gì?

1.1. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Trẻ trong độ tuổi mọc răng cần được bổ sung đầy đủ canxi. Sữa là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều canxi. Nên cho trẻ uống nhiều sữa và ăn nhiều chế phẩm từ sữa như: váng sữa, phô mai, sữa chua.

Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ bao gồm: tôm, cua, ốc, cá, đậu tương, rau màu xanh đậm....

1.2. Bổ sung đầy đủ vitamin D

Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và photspho, hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng, giúp xương và răng vững chắc hơn. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc dù đã cho bé ăn rất nhiều trứng, sữa, thậm chí là bổ sung viên uống canxi nhưng trẻ vẫn bị còi xương, nguyên nhân là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc hấp thụ canxi bị hạn chế.


Vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng của trẻ
Vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng của trẻ

Do đó, bên cạnh việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, cần cho trẻ bổ sung vitamin D hàng ngày.

Vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời. Các chuyên gia y tế khuyến cáo cần cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời với khoảng thời gian hợp lý.

Có rất ít thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D đáng kể, 1 số ít có thể kể đến như dầu gan cá, trứng gà... Do đó, cách tốt nhất là bổ sung vitamin D tổng hợp cho trẻ.

1.3. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu photspho

Bên cạnh canxi thì photspho cũng rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương. Tuy nhiên, photspho lại là nguồn dưỡng chất phổ biến, có mặt trong hầu hết các loại thịt động vật. Do đó, chỉ cần đảm bảo thực đơn hàng ngày của trẻ phong phú và đa dạng là đã có đủ nguồn cung cấp photspho cần thiết.

1.4. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie

Magie tạo ra môi trường kiềm, giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D và trao đổi canxi. Vì thế, trẻ trong độ tuổi mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như: tôm, cua, cá, ghẹ, bề bề, các loại rau xanh, các loại hạt, các loại đậu đỗ...


Trẻ mọc răng nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa magie
Trẻ mọc răng nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa magie

1.5. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp chất collagen. Nếu thiếu vitamin C trẻ có thể bị mắc bệnh scorbut, nướu răng bị xốp, viêm loét nướu, dễ chảy máu chân răng, sún răng, nguy cơ rụng răng cao.

Hơn nữa, vitamin C còn là dưỡng chất rất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe răng miệng. Trong độ tuổi mọc răng, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, chanh, bưởi, súp lơ, cà chua...

1.6. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có tác dụng đảm bảo sức khỏe răng miệng, thúc đẩy sự phát triển của xương, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mắt...

Trẻ trong độ tuổi mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A như: trứng, gan, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm, các loại củ quả có màu đỏ hoặc vàng... Đồng thời, cần cho trẻ bổ sung vitamin A theo chương trình quốc gia tại các cơ sở y tế địa phương.

1.7. Trẻ mọc răng nên ăn nhiều rau củ quả

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin rất dồi dào và phong phú. Bên cạnh đó, rau củ quả còn chứa hàm lượng chất xơ rất lớn. Chất xơ có thể giúp cho nướu răng chắc khỏe hơn.


Hàm lượng chất xơ trong rau củ quả giúp nướu chắc khỏe hơn
Hàm lượng chất xơ trong rau củ quả giúp nướu chắc khỏe hơn

2. Trẻ mọc răng không nên ăn gì?

Trẻ trong độ tuổi mọc răng cần hạn chế các loại thức ăn dính răng như: nước ngọt, chè, kẹo... Các loại bánh, kẹo ngọt, nước ngọt còn làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ. Nguyên nhân là do chất đạm trong nước bọt kết hợp với đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo thành các mảng bám gây mòn men răng, vàng răng, sâu răng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe