Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.
1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế
Tuổi thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) | |
Tuần 8 | 1.6 | 1 | |
Tuần 9 | 2.3 | 2 | |
Tuần 10 | 3.1 | 4 | |
Tuần 11 | 4.1 | 45 | |
Tuần 12 | 5.4 | 58 | |
Tuần 13 | 6.7 | 73 | |
Tuần 14 | 14.7 | 93 | |
Tuần 15 | 16.7 | 117 | |
Tuần 16 | 18.6 | 146 | |
Tuần 17 | 20.4 | 181 | |
Tuần 18 | 22.2 | 222 | |
Tuần 19 | 24.0 | 272 | |
Tuần 20 | 25.7 | 330 | |
Tuần 21 | 27.4 | 400 | |
Tuần 22 | 29 | 476 | |
Tuần 23 | 30.6 | 565 | |
Tuần 24 | 32.2 | 665 | |
Tuần 25 | 33.7 | 756 | |
Tuần 26 | 35.1 | 900 | |
Tuần 27 | 36.6 | 1000 | |
Tuần 28 | 37.6 | 1100 | |
Tuần 29 | 39.3 | 1239 | |
Tuần 30 | 40.5 | 1.396 | |
Tuần 31 | 41.8 | 1.568 | |
Tuần 32 | 43.0 | 1.755 | |
Tuần 33 | 44.1 | 2000 | |
Tuần 34 | 45.3 | 2200 | |
Tuần 35 | 46.3 | 2.378 | |
Tuần 36 | 47.3 | 2.600 | |
Tuần 37 | 48.3 | 2.800 | |
Tuần 38 | 49.3 | 3.000 | |
Tuần 39 | 50.1 | 3.186 | |
Tuần 40 | 51.0 | 3.338 | |
Tuần 41 | 51.5 | 3.600 | |
Tuần 42 | 51.7 | 3.700 |
Bảng cân nặng thai nhi được đo theo chiều ngang, ví dụ: cân nặng thai nhi ở tuần 33 là 2kg và dài 44.1 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.2kg và chiều dài là 45.3cm.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.
Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?
Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình.Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:
- Từ 8 – 19 tuần: bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
- Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
- Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.
Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần cụ thể là:
3. Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi
Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kì, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:
3.1. Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc
Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.
3.2. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai
Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.
3.3. Thứ tự sinh con
Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con đầu.
3.4. Số lượng thai
Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.
4. Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi
Sau khi thăm khám và thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kì, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì... ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành các thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.
Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Mẹ cần có những thay đổi phù hợp để cải thiện cân nặng của thai nhi.
Nếu thai nhi quá nhẹ cân, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này. Đừng ngại trao đổi, kể cả nếu bạn có thăm khám với bác sĩ online khi có bất kì dấu hiệu nào bạn thấy là bất thường vì việc này sẽ giúp các bác sĩ có thể tiếp cận nhanh chóng và hỗ trợ bạn.
5. Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn
- Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 - 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
- Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Toàn bộ quá trình theo dõi thai kỳ thuộc chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thực hiện chặt chẽ, hạn chế không bỏ sót tất cả vấn đề của thai nhi, có loại có thể điều trị ngay từ giai đoạn bào thai, có loại phải đợi đến lúc sinh ra mới có thể điều trị. Tại Vinmec đã giải quyết nhiều trường hợp khó như: rau cài răng lược, dây rốn thắt nút, giữ thai,..
Tùy từng bất thường, bạn sẽ được hướng dẫn và tư vấn theo từng bước: những điều cần chú ý thực hiện tiếp theo trong thai kỳ, lập kế hoạch sinh cho bạn, lập kế hoạch chăm sóc sau sinh cho bé, lập kế hoạch mổ điều trị nếu cần, hướng dẫn chăm sóc bé sau khi ra viện...
Ngoài quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học, chất lượng của hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại sẽ xử trí bất thường trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ một cách nhanh chóng để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất. Hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại tại Vinmec sẽ xử trí bất thường trong thời kỳ mang thai để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất .
Tìm hiểu ngay về gói chăm sóc sức khỏe thai sản, trọn vẹn chăm sóc Mẹ trong từng hành trình mang thai. Đập tan những lắng lo để tự tin chào đón con yêu vào đời.
Nếu bạn còn những băn khoăn về sức khỏe thai kỳ và mong muốn nhận được thông tin tư vấn tận tâm từ đội ngũ tư vấn viên của Vinmec, đừng ngần ngại liên hệ với Vinmec bằng cách để lại thông tin của bạn TẠI ĐÂY