Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Các bệnh nhân sống sót sau cơn đau tim sẽ tiếp tục với một cuộc sống bình thường. Nhưng để đảm bảo điều này, bạn cần lưu ý một số biện pháp cần thực hiện sau cơn đau tim.
1. Nhận quyền điều trị
Thông thường, bạn sẽ ở lại bệnh viện từ 5 ngày đến một tuần sau khi bị đau tim. Nhưng nếu bạn bị biến chứng, hoặc đã thực hiện các thủ tục khác, như phẫu thuật bắc cầu, có thể bạn sẽ phải ở viện lâu hơn.
Bác sĩ điều chỉnh liều lượng hoặc số lượng thuốc bạn dùng và thêm loại thuốc mới. Chúng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và điều trị những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến cơn đau tim của bạn.
Điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn dùng. Hãy chắc chắn rằng bạn:
- Biết tên của tất cả các loại thuốc mà bạn dùng, cách thức và thời điểm dùng thuốc.
- Hỏi bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp và cách thức xử trí
- Tìm hiểu mỗi loại thuốc hoạt động ra sao và lý do tại sao bạn dùng nó.
- Lập danh sách những loại thuốc mà bạn lấy. Luôn giữ nó bên mình trong trường hợp khẩn cấp hoặc nếu bạn cần nói chuyện với bác sĩ khác về chúng.
2. Đừng bỏ qua cảm xúc của bản thân
Sau cơn đau tim, những cảm xúc bình thường mà bạn có thể cảm nhận thấy, bao gồm:
- Nỗi sợ
- Phiền muộn
- Sự lo lắng
Những cảm xúc này thường kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Và chúng có thể ảnh hưởng đến:
- Khả năng tập thể dục.
- Cuộc sống gia đình và công việc.
- Phục hồi sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, bác sĩ hoặc một chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn đối phó với cảm giác tiêu cực này. Hãy để gia đình bạn biết về những gì bạn đang trải qua, vì nếu họ không biết, họ không thể giúp cho bạn.
3. Phục hồi chức năng tim
Hiện nay nhiều bệnh viện đã có chương trình phục hồi ngoại trú. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một trung tâm tim mạch để giúp bạn theo nhiều cách như:
- Giúp tăng tốc độ phục hồi của bạn.
- Bạn sẽ làm việc với những chuyên gia về sức khỏe tim mạch.
- Các nhân viên tại trung tâm sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện những thay đổi có thể bảo vệ và củng cố tim của bạn.
- Bạn sẽ tham gia vào các hoạt động cải thiện chức năng tim và giảm nhịp tim.
- Sử dụng những gì bạn học được sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng hoặc tử vong vì bệnh tim.
Hầu hết các chương trình phục hồi tim bao gồm ba phần:
- Tập thể dục được dẫn dắt bởi một chuyên gia tập thể dục được chứng nhận.
- Các lớp học về cách giảm nguy cơ về các vấn đề tiếp theo của bạn.
- Hỗ trợ đối phó với căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
4. Bạn cần thay đổi một số thói quen không tốt
Bạn cần phải thay một số thói quen tiêu cực sau nhằm giúp giảm nguy cơ đau tim và các bệnh liên quan đến tim mạch, bao gồm:
+ Ngừng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là ngừng hút, điều này không chỉ tốt cho tim mà còn giúp cho toàn bộ hệ thống của bạn. Tuy nhiên đây cũng là một trong những thay đổi khó thực hiện nhất. Nhưng bác sĩ của bạn có thể giúp đỡ.
Bạn nên hỏi bác sĩ về:
- Kế hoạch từ bỏ thuốc lá.
- Các lựa chọn thay thế cho thuốc lá, chẳng hạn như kẹo cao su nicotine, miếng dán và thuốc theo toa.
- Các nhóm hỗ trợ và chương trình để giúp mọi người bỏ thuốc lá.
- Các nguồn khác bạn có thể sử dụng để ngưng hút thuốc.
+ Điều trị huyết áp cao và cholesterol cao: Cả hai điều này đều làm ảnh hưởng đến động mạch của bạn. Theo thời gian, chúng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống cũng có thể giúp ích. Nhưng điều đó là không đủ. Vì thế bạn có thể sẽ được kê thêm đơn thuốc để điều trị bệnh.
+ Kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì: Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch và các cơn đau tim. Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng bạn phải làm là phối hợp với bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu. Ngoài ra tập thể dục, chế độ ăn uống, và một số loại thuốc có thể hỗ trợ bạn. Bên cạnh đó làm việc với chuyên gia y tế để đưa ra một kế hoạch phù hợp với bạn.
Không những thế một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là béo phì không chỉ dẫn đến bệnh tim, mà nó là một yếu tố gây ra bệnh tiểu đường. Vì thế bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra cách để bạn nạp ít calo hơn trong khi bạn đang đốt cháy nhiều hơn. Hoặc bác sĩ điều trị cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng và khuyên bạn nên tham gia vào một chương trình tập thể dục.
+ Xây dựng chế độ ăn có lợi cho tim: Bạn cần xây dựng một chế độ ăn có lợi cho tim, bao gồm:
- Ít chất béo không lành mạnh.
- Có ít nhất 4 đến 5 chén trái cây và rau quả mỗi ngày.
- Có ít nhất 57g đến 85g cá mỗi tuần.
- Ít nhất ba phần ngũ cốc (28g/phần) giàu chất xơ mỗi ngày.
- Ít natri (dưới 1.500 miligam mỗi ngày).
- Không uống quá nhiều loại nước giải khát có đường trong một tuần (khoảng 1,06ml).
- Không ăn thịt hộp
Những loại thuốc bạn đang dùng cũng có thể xuất hiện những tác dụng phụ khác hoặc không nên kết hợp với một loại thực phẩm nào đó. Do đó hãy hỏi bác sĩ nếu có những thực phẩm mà bạn không nên ăn.
Bên cạnh đó việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tham khảo ý kiến từ một chuyên gia dinh dưỡng. Các chuyên gia có thể giúp bạn lập kế hoạch thực đơn và tìm công thức nấu ăn. Hoặc có thể giúp bạn xác định các nguồn thực phẩm lành mạnh.
+ Trở nên năng động hơn: Một trong những chìa khóa quan trọng nhất để có sức khỏe tốt cho tim là bạn cần rời khỏi giường. Hiện tại có một số người sợ tập thể dục sau cơn đau tim. Nhưng trở nên năng động hơn là điều đúng đắn nhất mà bạn cần làm để có một trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị đau tim và bệnh tim trong tương lai.
Không những thế một chương trình phục hồi tim là một cách an toàn để bạn trở nên năng động hơn. Nếu bạn không thể tham gia được vào các chương trình này, hãy nói chuyện với bác sĩ về mức độ tập thể dục nào an toàn cho bạn và làm thế nào để có thêm nhiều hoạt động vào thói quen hàng ngày của bạn. Hoặc bác sĩ cũng có thể cho bạn làm một bài kiểm tra vận động gắng sức để xem mức độ tập thể dục nào là an toàn để bạn có thể bắt đầu luyện tập.
Ngoài ra, hãy hỏi những dấu hiệu cảnh báo nào bạn nên theo dõi khi bạn tập thể dục và những gì bạn cần làm khi gặp những tình huống này.
Một thói quen tập thể dục thường xuyên (ví dụ, từ 3 đến 5 lần một tuần trong 30 đến 35 phút mỗi lần) sẽ giúp củng cố trái tim và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, mục tiêu thực sự là bạn phải trở nên tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: bạn càng năng động hơn khi đi bộ nhanh, chơi với con hoặc cháu, đi đạp xe, v.v... Điều này giúp bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.
Bạn cần biết rằng, một cơn đau tim không phải là dấu hiệu khiến bạn thu hẹp bản thân, tránh xa những hoạt động thường ngày và những việc bạn muốn làm. Mà đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải ưu tiên sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com