Bạn có thể uống trà Kombucha trong khi mang thai hoặc cho con bú?

Mặc dù trà kombucha có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm trước nhưng gần đây mới bắt đầu nhận được sự quan tâm từ cộng đồng nhờ những lợi ích sức khỏe tiềm năng mà loại trà này mang lại. Tuy nhiên, sự an toàn của việc uống kombucha trong khi mang thai và cho con bú vẫn còn là một vấn đề nhiều tranh cãi.

1. Trà Kombucha là gì?

Trà Kombucha là một loại đồ uống lên men, thường được làm từ trà đen hoặc trà xanh. Quá trình chế biến kombucha có thể khác nhau tùy theo mỗi công thức. Tuy nhiên, nó thường bao gồm một quá trình lên men kép (lên men bằng vi khuẩn và nấm men). Nhìn chung, SCOBY – Symbiotic Colony of Bacteria and Yeast (là một khuẩn lạp được tạo ra bởi sự cộng sinh của vi khuẩn và nấm men) được thêm vào trà ngọt và lên men ở nhiệt độ phòng trong thời gian khoảng vài tuần.

Kombucha sau đó được đóng vào chai và ủ lên men thêm 1 đến 2 tuần nữa để chuyển hoá lượng cacbonat, từ đó trà Kombucha sẽ có vị hơi ngọt, hơi chua và rất thanh mát. Sau đó, trà Kombucha có thể được sử dụng và thông thường chúng được giữ lạnh để giảm tốc quá trình lên men và cacbon hóa nhằm giữ được vị trà lâu hơn.

Bạn có thể tìm thấy kombucha trong các cửa hàng tạp hóa, nhưng một số người lựa chọn tự chế biến trà kombucha tại nhà và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và theo dõi cẩn thận.

Hiện nay, trà Kombucha đã tăng doanh số rất nhanh do lợi ích sức khỏe mà loại trà này mang lại. Loại trà này giúp mang lại một nguồn men vi sinh tốt cho sức khỏe, cung cấp cho hệ tiêu hoá của bạn các vi khuẩn khỏe mạnh.

Probiotic có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, giảm cân và thậm chí có thể giúp giảm viêm toàn thân.

2. Những mối quan tâm về việc uống Kombucha khi mang thai hoặc cho con bú


Trà kombucha
Trà kombucha

Mặc dù kombucha cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng có một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng nó trong quá trình mang thai hoặc cho con bú.

2.1. Trà kombucha là một loại đồ uống có chứa cồn.

Quá trình lên men của trà kombucha có thể chuyển hoá một lượng carbohydrate thành cồn. Tuy nhiên, lượng carbs này rất nhỏ nên lượng cồn tạo ra thường chỉ ở dạng vết.

Kombucha được bán trên thị trường dưới dạng một loại đồ uống không cồn, nhưng thực chất chúng vẫn chứa một lượng cồn rất nhỏ và thông thường nồng độ cồn không vượt quá 0,5% theo quy định của Cục Thương mại và Thuế Rượu và Thuốc lá (Alcohol and Tobacco Tax and Trade Bureau - TTB) Hoa Kỳ.

Hàm lượng cồn dưới 0,5% không phải là một hàm lượng lớn, và hàm lượng này tương đương với hầu hết các loại “bia không cồn” được bán trên thị trường. Tuy nhiên, các hiệp hội và tổ chức y tế đều khuyến cáo nên hạn chế hoàn toàn việc tiêu thụ rượu trong cả ba tam cá nguyệt của thai kỳ. CDC – Trung tâm kiểm soát bệnh tật cũng khuyến cáo rằng tất cả các loại rượu chứa cồn đều có thể gây hại như nhau.

Thêm vào đó, điều quan trọng là phải hiểu rằng kombucha được sản xuất tại nhà thường có xu hướng có nồng độ cồn cao hơn, với một số nhà sản xuất bia tại nhà được ghi nhận có nồng độ cồn trong trà kombucha lên tới 3%.

Cồn có thể bài tiết vào sữa mẹ, vì vậy trẻ bú sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi lượng cồn này khi mẹ cho con bú. Nói chung, phải mất 1 giờ 2 giờ để cơ thể bạn chuyển hóa một khẩu phần rượu (tương đương với 350ml bia, 150ml rượu vang hoặc 40ml rượu mạnh).

Mặc dù lượng rượu được tìm thấy trong kombucha ít hơn so với những loại đồ uống chứa cồn thông thường, nhưng vẫn nên xem xét, vì trẻ sơ sinh chuyển hóa rượu với tốc độ chậm hơn nhiều so với người lớn.

Tác động của việc tiêu thụ cồn trong khi mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú mặc dù chỉ với một lượng nhỏ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, với những bằng chứng chưa chắc chắn và không rõ ràng luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, việc sử dụng trà Kombucha trong lúc mang thai và cho con bú có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.


Trà Kombucha có chứa cồn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Trà Kombucha có chứa cồn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

2.2. Trà Kombucha là một loại đồ uống không được khử trùng

Thanh trùng là một phương pháp sử dụng nhiệt trong chế biến đồ uống và thực phẩm nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại, chẳng hạn như listeriasalmonella.

Khi kombucha ở dạng nguyên chất nhất, trà chưa được tiệt trùng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm - FDA khuyến cáo nên tránh các sản phẩm chưa được tiệt trùng trong thai kỳ, bao gồm sữa, pho mát mềm và nước ép nguyên chất, vì những sản phẩm này có thể chứa vi khuẩn gây hại.

Phơi nhiễm với các mầm bệnh gây hại có trong thực phẩm sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như listeria, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi, bao gồm tăng nguy cơ sảy thaithai chết lưu.

2.3. Trà Kombucha có thể bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn có hại

Khả năng bị nhiễm bẩn sẽ cao hơn đối với các sản phẩm trà kombucha được ủ tại nhà hơn là các đồ uống được pha chế thương mại. Tuy vậy, tất cả các loại trà Kombucha đề có nguy cơ có thể bị nhiễm mầm bệnh gây hại.

Trà Kombucha là một sản phẩm lên men, vì vậy môi trường thích hợp để cho các vi khuẩn và nấm men có thể phát triển và lên men đồ uống, sản xuất các chế phẩm sinh học thân thiện và có lợi trong kombucha cũng là một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đây là lý do tại sao lên men trà kombucha trong điều kiện vệ sinh và xử lý đúng cách là vô cùng quan trọng.

2.4. Trà Kombucha là một sản phẩm chứa caffein


Caffeine có thể đi trực tiếp qua nhau thai và xâm nhập vào máu của thai nhi
Caffeine có thể đi trực tiếp qua nhau thai và xâm nhập vào máu của thai nhi

Vì kombucha được làm theo cách truyền thống từ nguyên liệu chính là trà xanh hoặc trà đen, nên loại trà này sẽ có chứa caffeine. Caffeine là một chất kích thích và có thể đi trực tiếp qua nhau thai và xâm nhập vào máu của thai nhi.

Lượng caffeine được tìm thấy trong kombucha có sự thay đổi đáng kể giữa các sản phẩm nhưng đây là một vấn đề cần lưu ý, đặc biệt trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hoá được lượng cafein so với người bình thường. Ngoài ra, đối với các bà mẹ cho con bú, một tỷ lệ nhỏ caffeine có thể được bài tiết vào trong sữa mẹ.

Nếu bạn đang trong quá trình cho con bú và sử dụng một lượng lớn caffeine, điều này có thể khiến em bé của bạn trở bị kích thích do tác dụng của cafein và trở nên cáu kỉnh, mất ngủ, tăng sự tỉnh táo. Vì vậy, ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú được khuyên nên hạn chế tiêu thụ hàm lượng caffeine ở mức không quá 200 mg mỗi ngày.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sử dụng caffeine khi mang thai ở mức độ vừa phải là an toàn và không có tác dụng có hại đối với sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy việc tăng tiêu thụ caffeine có thể liên quan đến tác dụng bất lợi, như bao gồm sẩy thai, thai nhẹ cân và tăng nguy cơ sinh non.

Tóm lại, trà Kombucha là một loại đồ uống lên men chứa nhiều men vi sinh mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến việc sử dụng trà kombucha trong khi mang thai hoặc đang cho con bú sẽ thì bạn sẽ phải đối mặt với một số rủi ro cần phải cân nhắc. Mặc dù không có nghiên cứu trên quy mô lớn về tác dụng của việc uống kombucha khi mang thai, nhưng tốt nhất bạn nên tránh kombucha khi mang thai và cho con bú vì những đặc tính không an toàn trên thai kỳ của trà kombucha như chứa một hàm lượng cồn nhất định, hàm lượng caffeine và thiếu thanh trùng. Cuối cùng, cấu trúc vi sinh vật của loại trà lên men này khá phức tạp và cần phải nghiên cứu sâu hơn để bảo đảm lợi ích và tính an toàn của nó.

Nếu bạn muốn thêm thực phẩm sinh học vào chế độ ăn uống trong khi mang thai hoặc cho con bú, hãy thử dùng sữa chua với các các vi sinh vật có lợi tích cực, sữa chua làm từ sữa tiệt trùng hoặc thực phẩm lên men như dưa cải bắp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe