Trứng là thực phẩm rất phổ biến trong mỗi bữa ăn, tuy nhiên, thời gian bảo quản lạnh của trứng khá ngắn khoảng từ 3 đến 5 tuần. Vậy, việc bảo quản trứng gà bằng phương pháp đông lạnh có an toàn cho người sử dụng không?
1. Trứng gà đông lạnh
Không phải tất cả mà chỉ có một số loại trứng gà có thể được bảo quản đông lạnh. Theo cả Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), và Cơ quan sức khoẻ và chăm sóc con người (HHS) cho biết không bao giờ nên đông lạnh trứng gà sống.
Khi trứng sống đóng băng, chất lỏng bên trong nở ra và nó có thể khiến cho vỏ trứng bị nứt vỡ. Do đó, các thành phần bên trong của trứng có thể dễ dàng bị hỏng và tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, đông lạnh trứng sống, thì kết cấu của vỏ trứng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì lúc này, lòng đỏ trứng trở nên dày và giống như gel. Điều này có thể làm cho chúng trở nên khó khăn hơn khi sử dụng trong nấu ăn hoặc bị mất nước sau khi được rã đông.
Trứng luộc (cứng hoặc mềm) cũng không được khuyến cáo để đông lạnh. Vì lúc này lòng trắng trứng có thể trở nên dẻo và chảy nước khi rã đông. Tuy nhiên, có một số loại trứng vẫn có thể được bảo quản đông lạnh an toàn cho người dùng bao gồm:
- Lòng trắng trứng sống
- Lòng đỏ trứng sống
- Toàn bộ trứng sống được lấy ra khỏi vỏ và được đánh bông
- Các món trứng đã được nấu chín
2. Ảnh hưởng của quá trình đông lạnh đến các thành phần của trứng gà
Trứng gà bao gồm hai phần là lòng trắng và lòng đỏ. Cả hai thành phần này đều có những phản ứng khác nhau khi được đông lạnh.
2.1. Kết cấu
Đông lạnh và rã đông lòng trắng trứng sau khi đã được nấu chín thì không gây ra sự thay đổi kết cấu nào đáng chú ý. Bởi chúng chủ yếu bao gồm nước và protein. Tuy nhiên, đối với lòng trắng trứng sống thì có thể sẽ làm cải thiện đến khả năng tạo bọt của nó. Đây là một đặc tính quan trọng mà từ đó sử dụng để tạo ra các món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng chẳng hạn như các loại bánh, kem...
Một vài nghiên cứu cho thấy lòng trắng trứng sống đông lạnh khiến một số protein của chúng bị biến dạng và hoặc mất tính năng tạo hình. Kết quả này còn chỉ ra rằng lòng trắng trứng sau khi đông lạnh và rã đông thì có đặc tính tạo bọt tốt hơn. Ngược lại, khi lòng đỏ trứng sống được đông lạnh, chúng sẽ phát triển một lớp đông đặc giống như gel. Trạng thái này được là sự gelatin hóa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng sự gelatin hóa là kết quả của các tinh thể băng hình thành trong lòng đỏ trứng.
Tuy nhiên, lòng đỏ trứng vẫn có thể đông lạnh được bằng cách cho thêm đường hoặc muối trước khi đông lạnh. Điều này đã được chứng minh là có khả năng cải thiện kết cấu của lòng đỏ khi rã đông và nấu chín bằng cách ngăn chặn sự tạo gel này.
Lòng đỏ trứng cũng được đông lạnh tốt khi kết hợp lần đầu tiên với lòng trắng trứng đã bảo quản đông. Kết quả dẫn đến tạo ra kết cấu tốt để có thể làm các món ăn như trứng cuộn và thịt hầm.
2.2. Hương vị
Mặc dù đông lạnh không có khả năng ảnh hưởng đến hương vị của trứng sống trứng hoặc trứng chín. Nhưng bất kỳ thành phần nào được thêm vào trong các phương pháp chế biến có thể làm cho chúng khác nhau. Ví dụ với lòng đỏ sống có thể vị hơi ngọt hoặc mặn sẽ tùy thuộc vào việc chúng được trộn với đường hoặc muối trước khi bảo quản đông. Ngoài ra, các sản phẩm trứng đông lạnh thương mại có thể thêm chất bảo quản hoặc các thành phần khác có thể ảnh hưởng đến hương vị.
3. Cách đông lạnh các loại trứng khác nhau
Mặc dù nó không được khuyến nghị bảo quản đông lạnh trứng gà sống còn nguyên trong vỏ. Nhưng bạn vẫn có thể đông lạnh lòng đỏ và lòng trắng trứng sống hoặc riêng hoặc trộn chung. Ngoài ra, các món trứng nấu chín như thịt hầm và quiches có thể được đông lạnh an toàn.
Trứng sống có thể đông lạnh đến 12 tháng, trong khi các món trứng nấu chín nên được rã đông và hâm nóng trong vòng 2 đến 3 tháng
3.1. Trứng còn nguyên
Để đông lạnh toàn bộ trứng còn nguyên thì đầu tiên cần phải đập từng quả trứng và cho vào bát để trộn. Sau đó, đánh nhẹ cho đến khi lòng đỏ trứng và lòng trắng hòa quyện hoàn toàn. Tiếp theo, đổ hỗn hợp vào hộp đựng và đem đi bảo quản. Để cho quá trình ra đông và nấu ăn dễ dàng, thì nên bảo quản từng quả trứng. Đồng thời với mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, thì các hộp trứng bảo quản nên được ghi ngày bảo quản và số lượng trứng dán ở ngoài hộp đựng.
3.2. Lòng trắng trứng
Tách trứng để lấy lòng trắng, sau đó đổ từng lòng trắng trứng vào khay đá hoặc hộp nhỏ có ngăn. Mỗi hộp trứng được bảo quản nên được dán nhãn bên ngoài về ngày bảo quản và số lượng lòng trắng trứng được bảo quản.
3.3. Lòng đỏ trứng
Để đông lạnh lòng đỏ trứng cần tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng, sau đó cho tất cả lòng đỏ trong một cái bát nhỏ và nhẹ nhàng đánh lòng đỏ cho đến khi chúng kết hợp hoàn toàn. Cứ 4 lòng đỏ trứng, thêm 1/4 muỗng cà phê muối hoặc 1/2 muỗng cà phê đường hạt cho lòng đỏ đánh bông. Trộn đều để kết hợp. Đổ toàn bộ hỗn hợp này vào hộp bảo quản an toàn và dán nhãn về ngày bảo quản cũng như số lượng lòng đỏ được bảo quản. Trên nhãn cần ghi lưu ý nếu có thêm muối hoặc đường.
3.4. Món trứng nấu
Để đông lạnh các món trứng đã nấu chín như thịt hầm hoặc quiches cần phải bắt đầu bằng cách làm lạnh món ăn đã được nấu tương ứng với nhiệt độ phòng. Mục đích để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bởi vì, vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ khoảng 5 độ C.
Sau khi nguội, món trứng nấu được đậy nắp kín và bảo quản trong thủ. Hoặc có thể đông lạnh các phần riêng lẻ. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình rã đông và hâm nóng sau khi đông lạnh.
Trong khi trứng sống có thể bảo quản đông lạnh lên tới 1 năm, thì với các món trứng đã được nấu chỉ nên được bảo quản đông lạnh trong tối đa từ 2 đến 3 tháng.
4. Cách rã đông và sử dụng trứng đã được đông lạnh
Cả trứng sống và trứng chín nên được rã đông và sau đó nấu chín hoàn toàn đến 71 độ C trước khi ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền từ thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
Để rã đông, chỉ cần đặt trứng sống hoặc trứng chín trong tủ lạnh và để qua đêm. Hoặc nếu trứng được bảo quản trong hộp kín hoàn toàn có thể đặt hộp trứng dưới vòi nước lạnh để rã đông. Trứng sống, lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng nên được nấu chín ngày sau khi được rã đông.
5. Một số cách sử dụng trứng sống đông lạnh
Một số cách sử dụng trứng sống đông lạnh bao gồm:
- Xào trứng với phô mai và rau
- Sử dụng trứng trong một bữa ăn sáng với món thịt hầm
- Nướng trứng thành một quiche hoặc frittata
- Sử dụng trứng để làm đồ nướng như bánh quy, bánh ngọt hoặc bánh nướng xốp
Đối với các món trứng nấu chín, hâm nóng quiche hoặc thịt hầm trong lò nướng. Tuy nhiên, nếu các phần trứng được đông lạnh riêng lẻ, chúng có thể được rã đông qua đêm và sau đó được hâm nóng trong lò vi sóng.
Trứng sống không nên bảo quản đông lạnh khi còn nguyên cả vỏ nhưng đông lạnh lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt là một giải pháp thuận tiện để thực hiện các công thức nấu ăn. Và lòng đỏ cần được đánh bông trước khi đông lạnh. Thêm vào đó, trứng đông lạnh được sử dụng tốt nhất trong các món ăn như trứng trộn, quiches hoặc đồ nướng.
Nguồn tham khảo: healthline.com
XEM THÊM
- Ăn trứng gà bao nhiêu quả/tuần là đủ
- Ăn trứng gà thế nào là hợp lý?
- Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà