Bạn có nên để ngũ cốc, các loại hạt nảy mầm?

Rau mầm ngày càng trở nên được yêu thích do chúng giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Một số người còn trồng rau mầm từ các hạt ngũ cốc hay ăn hạt nảy mầm. Vậy rau mầm có những lợi ích gì cho sức khỏe và chúng có tiềm ẩn nguy cơ gì không?

1. Rau mầm là gì?

Rau mầm được tạo ra từ hạt giống, các hạt giống có thể nảy mầm sau một vài ngày nếu được đặt trong một môi trường ấm và ẩm ướt. Quy trình để các loại hạt nảy mầm mất từ 3 đến 7 ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loại hạt được sử dụng. Bạn có thể đã rất quen thuộc với giá đỗ, nhưng có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết có rất nhiều hạt giống mà bạn có thể dùng làm nguyên liệu để ngâm giá đỗ. Chúng bao gồm

  • Các loại ngũ cốc như lúa mạch và lúa mì
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu pinto, đậu thận, đậu nành và đậu lima
  • Hạt giống củ cải và bông cải xanh

Một số người còn nuôi rau mầm từ các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó và đậu phộng.


Ngũ cốc nảy mầm từ hạt đậu xanh
Ngũ cốc nảy mầm từ hạt đậu xanh

2. Lợi ích của việc ăn rau mầm

  • Cung cấp chất dinh dưỡng: Rau mầm cung cấp các vi chất rất dễ hấp thu bao gồm sắt, kẽmvitamin C.
  • Ngăn ngừa ung thư: Mầm bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Chúng có nhiều hóa chất tự nhiên gọi là glucosinolates hơn bông cải xanh thông thường. Glucosinolates đã cho thấy tác dụng trong việc chống lại ung thư bàng quang trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm cụ thể trên người vẫn chưa được tiến hành.
  • Tốt cho tiêu hóa: Mầm rất dễ tiêu hoá và thích hợp cho những người có đường ruột nhạy cảm. Đối với những người có vấn đề khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định, rau mầm tốt hơn đối với họ. Ngoài ra rau mầm cũng ít gây dị ứng hơn ở những người nhạy cảm với protein hạt. Avery Pittman một người Mỹ sinh sống ở Vermont, cô thường xuyên mắc các vấn đề về đường tiêu hoá. Mặc dù đã thử nhiều loại chế độ ăn kiêng nhưng không có hiệu quả. Khi cô chuyển sang ăn rau mầm thì cô thấy các vấn đề về dạ dày trở nên tốt hơn. Cô đã mua đậu xanh và đậu lăng để tự làm rau mầm. Hằng ngày cô đều cố gắng ăn chúng và cô nói chúng giúp tôi cảm thấy hệ tiêu hóa của mình tốt hơn.

Rau mầm cung cấp nhiều vi chất bao gồm sắt, kẽm và vitamin C
Rau mầm cung cấp nhiều vi chất bao gồm sắt, kẽm và vitamin C

3. Rau mầm khá an toàn

Cũng giống như bất kỳ loại rau củ nào khác, nếu ăn sống bạn sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, E. coli, listeria hoặc vi khuẩn khác.

Rau mầm chính là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển (điều kiện ấm áp và ẩm ướt). Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ quan cao nhất về lương thực và thuốc Hoa Kỳ-FDA đã đưa ra lời khuyên như sau:

  • Hãy bảo quản rau mầm trong tủ lạnh
  • Đừng ăn sống rau mầm. Bạn hãy nấu chúng kỹ trước khi ăn
  • Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau mầm

4. Tự làm rau mầm ở nhà?

Bạn hoàn toàn có thể tự làm rau mầm ở nhà. Tuy nhiên, bạn hãy mua hạt giống từ một nguồn uy tín để đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt. Sau đó bạn làm sạch hạt giống và thùng ngâm trước khi tiến hành nuôi rau mầm. Rau mầm nếu được nuôi tốt sẽ có mùi thơm. Một khi chúng có mùi khó chịu bạn nên bỏ số rau mầm này đi để tránh ngộ độc thực phẩm.


Người nội trợ có thể tự làm rau mầm tại nhà với những dụng cụ đơn giản
Người nội trợ có thể tự làm rau mầm tại nhà với những dụng cụ đơn giản

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe