Nếu các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh có thể lên đến 90%. Hãy cùng bài viết dưới đây để nhận biết dấu hiệu mắc bệnh cũng như cách phòng ngừa chứng bệnh phổ biến này.
1. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường khá khó phát hiện. Hầu hết mọi người thường chỉ nhận biết khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn. Do các dấu hiệu ung thư dạ dày ban đầu thường mơ hồ và có thể không có triệu chứng đặc biệt nào, việc phát hiện bệnh trước khi ung thư lan rộng hoặc di căn khá khó khăn, nhưng vẫn khả thi.
Để phát hiện sớm bệnh trước khi di căn đến các bộ phận khác cũng như phòng ngừa, nhận biết và theo dõi bất kỳ biểu hiện bất thường của cơ thể cũng rất quan trọng. Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu:
1.1. Đau bụng bất thường
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 70% người bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường gặp cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Triệu chứng này thường xảy ra khi cơ thể nghỉ ngơi hoặc khi người bệnh đi ngủ.
1.2. Cảm giác ợ nóng và bị đầy bụng
Nếu thường xuyên cảm thấy ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Thông thường, người hay gặp phải tình trạng ợ nóng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tá tràng và loét dạ dày cao hơn. Nếu để tình trạng kéo dài, bệnh có nguy cơ chuyển biến thành ung thư dạ dày.
1.3. Mất cảm giác ngon miệng và chán ăn
Viêm loét dạ dày thường gây ra cảm giác không thèm ăn và mất hứng thú với thực phẩm, kết quả, người bệnh sẽ trở nên chán ăn. Nếu tình trạng này không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Vì vậy, đây cũng là một triệu chứng quan trọng mà mọi người cần chú ý.
1.4. Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày - Phân thay đổi bất thường
Sự thay đổi bất thường trong màu sắc của phân, đặc biệt là khi phân có máu hoặc có màu đen là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả dấu hiệu ung thư dạ dày. Nếu gặp phải dấu hiệu này, hãy đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán ngay lập tức.
1.5. Giảm cân đột ngột
Bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng và mất hứng thú với thức ăn thường gây ra tình trạng sụt cân. Nếu người bệnh sụt cân quá nhanh và đột ngột cũng là một dấu hiệu cần phải chú ý.
1.6. Mệt mỏi và yếu đuối
Hoạt động của tế bào ung thư có thể làm suy yếu cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
1.7 Nôn ra máu
Nếu người bệnh trải qua cảm giác buồn nôn và nôn ra máu, đây cũng là một dấu hiệu không bình thường cảnh báo về sức khỏe của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và chẩn đoán ung thư dạ dày.
2. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có chữa được không?
Ung thư dạ dày có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu khối u được loại bỏ hoàn toàn, Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để thực hiện các phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe tốt nhất có thể.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Xạ trị.
- Hóa trị liệu.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u thông qua phương pháp nội soi dạ dày.
- Liệu pháp miễn dịch.
- Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc lấy hạch.
- Điều trị giảm nhẹ.
Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng tương tự nhưng thường rõ rệt và phổ biến hơn. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành tầm soát và đẩy mạnh quá trình điều trị hơn trước.
3. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người bệnh mắc ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia thường chia thành hai giai đoạn nhỏ là 1A và 1B để đưa ra dự đoán về tỷ lệ sống trên 5 năm một cách chính xác:
- Trong giai đoạn 1A: Tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện và chưa lan ra hạch hạch huyết. Do đó, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn này có thể lên đến 71%.
- Trong giai đoạn 1B: Tế bào ung thư đã xuất hiện và di căn tới một hoặc hai hạch hạch huyết. Tỷ lệ sống trên 5 năm ở giai đoạn này thường ước tính vào khoảng 57%.
4. Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, quan trọng nhất là phát hiện sớm bệnh và thực hiện các biện pháp giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh
Ăn nhiều trái cây và rau: Đa dạng các loại trái cây và rau giúp cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch và giảm tiết axit dạ dày.
Giảm tiêu thụ thức ăn có nồng độ muối cao: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối giúp giảm tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
4.2. Hạn chế thuốc lá
Thuốc lá chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe gồm cả các chất gây ung thư. Tránh xa thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.
4.3. Giảm thiểu rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, dẫn đến viêm loét và trào ngược dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thư. Việc hạn chế uống rượu bia làm giảm khả năng phát triển của bệnh lý này.
4.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Trong giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, thường không có các triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
4.5. Tầm soát ung thư dạ dày
Đối với những người từ 50 tuổi trở lên, nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày ít nhất mỗi 2 năm một lần bằng phương pháp nội soi. Điều này giúp phát hiện dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, khi còn có cơ hội chữa trị hiệu quả nhất.
Hiện nay, Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín, tầm soát ung thư dạ dày và điều trị bệnh hiệu quả. Các bạn có thể tìm tới để thăm khám. Liên hệ tới HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.