5 sự thật bất ngờ về cholesterol

Khi nói đến cholesterol, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến một loại chất có hại. Hàm lượng cholesterol cao có thể gây nguy hiểm, nhưng chính cholesterol cũng là một chất cần thiết cho việc duy trì sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Hãy khám phá 5 điều về cholesterol để biết rõ ai dễ mắc các bệnh liên quan đến cholesterol, loại thực phẩm nào chứa nhiều chất này và tại sao đôi lúc cholesterol không phải là chất có hại.

1. Tập thể dục có thể làm tăng cholesterol tốt


Duy trì lối sống khỏe mạnh là biện pháp ổn định cholesterol
Duy trì lối sống khỏe mạnh là biện pháp ổn định cholesterol

Hàng ngày tập thể dục là rất có lợi cho cuộc sống khỏe mạnh hơn, vì vậy nếu muốn kiểm soát cholesterol hãy thường xuyên tập thể dục có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng mật độ cholesterol tốt tự nhiên.

2. Cholesterol tăng lên sau khi mãn kinh

Trước khi mãn kinh, estrogen giúp để giữ mức cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, sau khi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, mức độ estrogen giảm, làm cho cholesterol xấu tăng mạnh. Mức độ tăng cholesterol, nó cũng làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim ở nhiều phụ nữ.

3. Nồng độ cholesterol có thể quá thấp


Chỉ số cholesterol thấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Chỉ số cholesterol thấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Cholesterol cao là không tốt nhưng cholesterol rất thấp cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Các chuyên gia khuyên rằng nên giữ nồng độ cholesterol ở dưới mức 200mg/dL, mức trung bình đối với người lớn. Tuy nhiên, dưới một mức nhất định như 160mg/dL có thể dẫn tới những nguy cơ về sức khoẻ, bao gồm cả bệnh ung thư. Có phải là những vấn đề sức khoẻ gây ra nồng độ cholesterol thấp hay ngược lại? Hay chúng chẳng có liên quan gì? Điều đó hiện nay chưa được làm rõ.

Các nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ đang mang thai có nồng độ cholesterol thấp dễ đẻ non. Cholesterol thấp thậm chí còn liên quan đến chứng lo âu và trầm cảm.

4. Trẻ em cũng có thể có cholesterol

Hầu hết mọi người nghĩ rằng thừa cholesterol là vấn đề của người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy rằng, xơ vữa động mạch, triệu chứng thu hẹp các động mạch dẫn đến đau tim, có thể bắt đầu sớm nhất từ lúc 8 tuổi.

Do béo phì hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim có thể là nguyên nhân khiến mức độ cholesterol của trẻ cao. Do đó, điều quan trọng là phải có một kiểm tra y tế được thực hiện càng sớm càng tốt và giữ chế độ ăn uống của bạn trong kiểm tra.

Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, trẻ em thừa cân, cao huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch phải kiểm tra hàm lượng cholesterol từ lúc hai tuổi. Do đó, trẻ mắc chứng thừa cholesterol nên hạn chế những thức phẩm chứa chất béo bão hòa, cụ thể là giảm xuống còn 7% hàm lượng calo và nạp không quá 200mg cholesterol mỗi ngày. Ngoài ra nên cho trẻ bổ sung chất xơ và tập thể dục thường xuyên.

5. Các thực phẩm nên và không nên sử dụng

Các thực phẩm nên dùng

  • Các loại rau, củ: Rau cải, rau muống, rau giền, dưa leo, dưa gang, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, mướp, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào, su su...
  • Các loại hoa quả ít ngọt: Mận, bưởi, đào, cam, quýt, lê, táo, thanh long, dưa hấu.
  • Gạo và các loại khoai củ: Khoảng 200-250 g/ngày.
  • Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (bỏ da), cá ít mỡ.
  • Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ.

Các loại thực phẩm nên hạn chế

  • Gạo, khoai, ngũ cốc khác: Tối đa 3 bát cơm/ngày.
  • Đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt.
  • Các loại hoa quả quá ngọt: Chuối, mít, na, vải, nhãn, xoài.
  • Sữa đặc có đường.
  • Trứng các loại: 1-2 quả/tuần.

Những thực phẩm không nên ăn

Các loại phủ tạng: Óc, tim, gan, thận, dạ dày, dồi lợn: Thịt mỡ, các loại mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ; Bơ, phomát, sôcôla; Sữa bột toàn phần. Khi chế biến thức ăn, nên tăng các món hấp luộc, hạn chế xào, rán.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe