Đang là sinh viên đi thực tập thường xuyên đá bóng, đêm trước còn uống rượu với bạn đến 4h sáng, anh Lê Ngọc Thái đã không thể tin mình có thể bị đột quỵ. Đây là bằng chứng cho thấy tình trạng trẻ hóa đột quỵ đã không còn là cá biệt.
Sau một đêm nhậu với bạn bè, vào khoảng 8h sáng anh Lê Ngọc Thái đột ngột méo miệng và yếu nửa người trái, nhưng anh Lê Ngọc Thái nhất định không chịu đi bệnh viện mặc dù đã được bạn bè và người thân khuyên nhủ, vì nghĩ rằng mình chỉ mệt do uống nhiều bia rượu. Cho đến tận 13h30 chiều, vì quá mệt nên anh Lê Ngọc Thái mới chịu đi cấp cứu. Cả người thân và bạn bè cũng như anh Lê Ngọc Thái đều không thể tin vào kết quả khi được chẩn đoán bị đột quỵ nặng do tắc động mạch lớn trong não.
Ai cũng cho rằng dù có tiền sử hở nhẹ van 2 lá, nhưng anh Lê Ngọc Thái đang là sinh viên và ở độ tuổi rất trẻ vẫn đá bóng và uống bia rượu bình thường thì sao có thể đột quỵ.
Vì lẽ đó, dù đã kích hoạt ngay quy trình cấp cứu đột quỵ cho người bệnh nhưng ekip đột quỵ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cũng phải trải qua một buổi chiều xử trí khá vất vả và nhiều tâm tư với ca bệnh.
Lúc đến bệnh viện, nhịp tim người bệnh đột ngột tụt xuống còn 34 lần/ phút (bình thường nhịp tim 60 - 100 lần/phút. Các Bác sĩ đã nhanh chóng sử dụng các thuốc vận mạch đưa nhịp tim trở về bình thường và nhanh chóng tiến hành cấp cứu đột quỵ, đang trong quá trình can thiệp lấy huyết khối do tắc động mạch não lớn nhịp tim bệnh nhân đột ngột xuống rất thấp còn 30 lần/phút, các Bác sĩ đã nhanh chóng phối hợp với Ekip Bác sĩ tim mạch can thiệp để dẫn lưu nhịp tim tạm thời đồng thời tiến hành can thiệp lấy huyết khối, với sự nỗ lực của các Bác sĩ kết quả đã lấy được huyết khối và tái thông động mạch não hoàn toàn cho người bệnh thời gian chỉ sau 58 phút kể từ khi người bệnh được chuyển đến bệnh viện, các Bác sĩ nhanh chóng chụp động mạch vành nhằm xác định nguyên nhân đưa đến rối loạn nhịp tim
Sau can thiệp người bệnh tỉnh táo các biểu hiện méo miệng, liệt nửa người bắt đầu cải thiện nhanh do tắc động mạch đã được tái thông hoàn toàn
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ của anh Lê Ngọc Thái ở độ tuổi còn quá trẻ như vậy? Theo TS BS Tôn Thất Trí Dũng - Giám Đốc Trung Tâm đột quỵ, người trực tiếp can thiệp cho anh Lê Ngọc Thái nhận định rằng: ‘‘Động mạch vành của bệnh nhân không thấy bất thường, các Bác sĩ tiếp tục tiến hành siêu âm tim ngay trên bàn thủ thuật và kết quả xác định anh Lê Ngọc Thái bị bệnh cơ tim giãn nặng. Nhưng bệnh cơ tim giãn và rối loạn nhịp tim chậm đã tạo ra huyết khối, huyết khối trôi lên não và tắc động mạch não hơn nữa việc sử dụng nhiều bia rượu có thể góp phần vào nguy cơ gây ra đột quỵ ở trường hợp này”.
Tại Vinmec Đà Nẵng cũng đã cấp cứu rất nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi dưới 40, thậm chí dưới 30. Tuy nhiên, ca đột quỵ ở tuổi 20 với rất nhiều yếu tố nguy cơ này là một bằng chứng cho thấy rằng đột quỵ ngày càng trẻ hóa là vấn đề hiện hữu trong cấp cứu đột quỵ hằng ngày hiện nay. Điều đáng nói là hầu hết ca đột quỵ trẻ nhập viện trễ vì người thân ít nghĩ đến đột quỵ. Điều đó gia tăng nguy cơ người bệnh tử vong và đối mặt với nhiều di chứng nặng nề như liệt, vận động yếu, nói khó, giảm thị lực, rối loạn cảm xúc...
Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Báo cáo đăng trên Tạp chí Đột Quỵ cho thấy, 10-15% bệnh nhân đột quỵ từ 18 - 50 tuổi.
Trước tình trạng đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng đã xây dựng quy trình cấp cứu đột quỵ tiên tiến & tối ưu, đáp ứng các tiêu chí cấp cứu đột quỵ não cấp của Châu Âu (ANGLES). Đặc biệt, đội ngũ can thiệp mạch não chuyên nghiệp trong xử trí cấp cứu tái tưới máu não cho bệnh nhân đột quỵ. Từ đó, ekip luôn có thể thực hiện can thiệp nhanh với các phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh, nhiều trường hợp chỉ trong vòng vài phút nhập viện.
Có trong tay các phương tiện hiện đại như máy chụp CT 640 dãy, máy chụp MRI 3.0 Tesla độ phân giải cao, làm chủ nhiều kỹ thuật mới, các bác sĩ luôn có thể lựa chọn phương pháp tối ưu cho mỗi trường hợp. Là Trung tâm Đột quỵ toàn diện với mục tiêu dẫn đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên về kỹ thuật và chất lượng, các bác sĩ Vinmec Đà Nẵng đã cứu sống và hạn chế tử vong, không có di chứng cho nhiều bệnh nhân dù có tiên lượng nặng, tương tự trường hợp anh Lê Ngọc Thái .
Một nghiên cứu trên thế giới với 2.000 ca đột quỵ 18 - 55 tuổi cho thấy: Nguyên nhân lười vận động chiếm 59%, tăng huyết áp 27%, lạm dụng rượu bia 17,5%, hút thuốc lá 13%. Đặc biệt, mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên hơn 50%; ở độ tuổi từ 18 - 34, nguy cơ còn tăng gấp 8 lần.
Do đó, BS Dũng khuyến cáo khi có các triệu chứng như đau đầu đột ngột, nôn mửa, rối loạn lời nói, yếu tay chân, méo miệng... nghi ngờ bị đột quỵ và nhanh chóng đến nhập viện càng sớm càng tốt. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim,... cần chủ động sàng lọc sớm các nguy cơ đột quỵ để ngăn ngừa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.