20 trò chơi thú vị, "ngớ ngẩn", thúc đẩy sự phát triển của trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Thạc sĩ, bác sĩ Phan Ngọc Hải tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tạo Huế năm 2012. Hoàn thành chương trình Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Nhi Khoa vào năm 2015. Ths. BS Phan Ngọc Hải có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa, đã tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu trong chuyên ngành nhi, đặc biệt trong thăm khám và điều trị bệnh lý nhi khoa tổng quát, nhi sơ sinh và hồi sức, cấp cứu nhi.

Khi con bạn bắt đầu tương tác với bạn nhiều hơn qua các trò chơi thú vị, hay "ngớ ngẩn", và bạn có thể cảm thấy áp lực mới để giúp con bạn phát triển trong tốt nhất. Và đôi khi, thật khó để biết phải làm gì để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. May mắn thay, thực tế là bạn đang cảm thấy điều này có nghĩa là bạn đang làm một công việc tuyệt vời. Trong bài viết này chúng tôi cung cấp những thông tin hữu ích về 20 trò chơi thú vị phù hợp với từng độ tuổi để cha mẹ và người chăm sóc trẻ giúp con phát triển.

1. Trò chơi cho trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Đối với những người quan sát kỹ trẻ từ bên ngoài, một đứa trẻ sơ sinh về cơ bản chưa có nhiều những sự nhận thức và tác động đến thế giới xung quanh. Bé chủ yếu sẽ chỉ nằm im một chỗ, ngoại trừ lúc khóc. Vì vậy, làm thế nào để cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể kết nối với bé?

Cơ hội tốt nhất để làm điều này là thu hút các giác quan của bé: xúc giác, thị giác, khứu giác và thính giác, tuy nhiên hãy nhớ các giác quan này của bé vẫn chưa hoàn thiện. Vào cuối tháng thứ 3, trẻ có thể vươn tay ra để cố gắng lấy đồ vật và sẽ bị thu hút bởi âm thanh, mùi vị và màu sắc. Lưu ý: Trẻ sơ sinh có thể mất vài giây để phản hồi lại cha mẹ chúng. Hãy kiên nhẫn – cha mẹ có thể cần tiếp tục cố gắng hoặc đợi một khoảng thời gian để trẻ chuyển sang trạng thái tỉnh táo, nhanh nhạy.

1.1. Nhảy nhót

Vào những buổi chiều, khi trẻ trở nên cáu kỉnh, không việc gì tốt bằng việc ôm trẻ và đung đưa theo điệu nhạc. Lúc đầu, các bà mẹ chỉ nên lắc lư một cách nhẹ nhàng. Sau đó, tăng dần nhịp điệu của điệu nhảy. Trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi đa phần đều rất thích trò chơi này.


Khi trẻ trở nên cáu kỉnh, không việc gì tốt bằng việc ôm trẻ và đung đưa theo điệu nhạc
Khi trẻ trở nên cáu kỉnh, không việc gì tốt bằng việc ôm trẻ và đung đưa theo điệu nhạc

1.2. Để trẻ tập trung quan sát một số đồ vật

Hầu hết vào khoảng thời gian từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, trò chơi của trẻ là tập trung quan sát các đồ vật khác nhau. Bất kỳ đồ vật nào trong nhà không gây hại cho sức khỏe đều có thể sử dụng làm đồ chơi cho bé. Trẻ sơ sinh thích nhìn máy đánh trứng, thìa, sách và những tạp chí có hình ảnh hay thậm chí cả chai dầu gội đầu hoặc dầu xả... Tuy nhiên không nên để trẻ chơi một mình với những đồ vật này.

Để một ít đồ vật bên cạnh và ngồi cùng bé. Đừng mong đợi một đứa trẻ sơ sinh thể hiện tình yêu với sách của chúng trong độ tuổi này. Cha mẹ sẽ biết trẻ thích những đồ vật nào nếu quan sát biểu hiện của bé khi mang những đồ vật đó ra ngoài. Khi trẻ được vài tháng tuổi, chúng có thể cầm một cuốn sách và gấp chúng lại. Đây cũng là một trong những bước phát triển của trẻ. Trẻ sơ sinh thích xem sách nhưng chúng thường không quan tâm đến nội dung của sách.

1.3. Khám phá tủ quần áo của mẹ và bé

Trong một vài tháng, bé sẽ muốn dùng tay vuốt lên bất cứ thứ gì được đính cườm, thêu hoặc tô điểm. Và không gì phù hợp hơn khi sử dụng một số quần áo bỏ đi của mẹ để làm đồ chơi cho trẻ thỏa sức khám phá.

1.4. Trò chơi thú vị từ những thứ đơn giản trong cuộc sống

Cha mẹ của trẻ có thể sẽ ngạc nhiên về những trò chơi thú vị mà họ có thể mang lại cho trẻ từ những thứ đơn giản nhất xung quanh ngôi nhà của mình. Dưới đây là ba ý tưởng để họ có thể thử:

  • Buộc hoặc dán một số dải ruy băng, vải hoặc các chất tạo màu thú vị khác lên thìa gỗ và nhẹ nhàng treo chúng lên trước mặt bé.
  • Lấy một chiếc khăn tay và tung nó lên không, để nó rơi trên đầu của bé.
  • Buộc đồ chơi vào một sợi dây đàn hồi và đưa nó lên xuống trước mặt bé
  • Hãy nhớ rằng đừng bao giờ để bé một mình với những sợi dây hoặc ruy băng bởi chúng có thể quấn quanh cổ khiến bé ngạt thở.

1.5. Hát cho trẻ nghe

Có lẽ ai cũng biết những bài hát ru chính là một phần tuổi thơ của mỗi chúng ta. Tuy không phải bà mẹ nào cũng có chất giọng của một ca sĩ tuy nhiên trẻ không hề biết hay quan tâm đến những điều đó, bé có thể hoàn toàn thích những gì mà mẹ hát cho chúng nghe. Cùng với giọng hát của mẹ, những bài hát ru nuôi dưỡng ước mơ của những đứa trẻ cho đến khi chúng trưởng thành.

2. Trò chơi cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, cơ thể của trẻ đã phát triển hơn nhiều. Bé đã có thể học cách lăn lộn và thậm chí ngồi thẳng dậy. Giờ đây, trẻ đã có thể cầm và ngậm các đồ vật xung quanh chúng do đó cha mẹ của trẻ cũng nên cảnh giác và luôn chú ý quan sát trẻ.

2.1. Khám phá mùi hương của một số loại gia vị

Khi các bà mẹ đang ở trong bếp và cố gắng nấu bữa tối cho cả gia đình thì trẻ bật khóc. Hãy đưa trẻ đến kệ gia vị và giới thiệu với chúng mùi hương say mê của quế. Xoa một ít lên tay và đưa lên mũi bé. (Đừng để nó dính vào mắt hoặc miệng của bé.) Nếu bé tỏ ra thích thú, hãy thử các loại khác: Vani, bạc hà, thì là, đinh hương, nhục đậu khấu, và nhiều loại thảo mộc và gia vị khác có mùi thơm hấp dẫn mà bé có thể yêu thích. Các mặt hàng gia dụng khác cũng có mùi thơm: kem cạo râu của bố, kem dưỡng da tay của mẹ. Hãy để bé khám phá mùi của chúng và chỉ cần đảm bảo bé không cho bất kỳ thứ gì vào miệng.

2.2. Trò chơi bóng bay

Các loại bóng bay luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với trẻ và lúc này bé đã có thể nhìn đủ xa để tập trung vào chúng. Thổi bóng bay trong công viên để thu hút những đứa trẻ lớn tuổi sẽ hoạt động gần đó và giúp bé giải trí trong quá trình này. Thổi bong bóng trong bồn tắm hoặc ngoài hiên khi chiều muộn và bé tỏ ra cáu kỉnh. Bóng bay rẻ đến khó tin, dễ vận chuyển và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ sơ sinh.


Các loại bóng bay luôn có sức hấp dẫn với trẻ và lúc này bé có thể nhìn đủ xa để tập trung vào chúng
Các loại bóng bay luôn có sức hấp dẫn với trẻ và lúc này bé có thể nhìn đủ xa để tập trung vào chúng

2.3. Trò chơi trốn tìm

Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi đã đủ lớn để có thể nhận thức được trò chơi này. Bé sẽ cười khúc khích khi cha mẹ hoặc người thân của trẻ cứ lấp ló đằng sau cánh cửa và nói : “Ú, òa”.

2.4. Những chú heo con

Lần lượt chạm vào các ngón chân của bé, bắt đầu từ ngón chân cái. Nói, "Con heo con này đã đi chợ, con heo con này ở nhà, con heo con này có thịt bò nướng, con heo con này không có. Và con heo con này đã đi ăn vặt suốt đường về nhà." Khi nói đến câu cuối cùng, hãy lướt các ngón tay lên bụng của trẻ. Trò chơi này rất hữu ích để cha mẹ đi tất và giày hoặc thay tã cho trẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể chơi trò chơi này trong bồn tắm với một lọ đựng nước rửa bát đã dùng hết để bắn những tia nước vào ngón chân bé.

2.5. Trò chơi máy bay

Bây giờ trẻ có thể ngẩng đầu lên, đã đến lúc nâng bé lên không trung. Cha mẹ có thể để trẻ đóng vai là một chiếc máy bay, bay quanh bạn và tạo ra những tiếng động giống với động cơ máy bay. Hoặc giả vờ rằng trẻ đang làm báo cáo về tình hình giao thông trên máy bay trực thăng.

3. Trò chơi cho trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

Trẻ trong giai đoạn này đã có thể ngồi vững thậm chí đã biết bò. Hãy động viên trẻ bằng những tiếng vỗ tay và cổ vũ bé. Ngoài ra, giai đoạn này cũng chứng kiến khả năng cầm nắm và kiểm soát bàn tay tốt hơn của bé. Trẻ cũng bắt đầu hiểu ra rằng khi một đồ vật di chuyển khỏi tầm mắt của chúng, nó vẫn chưa biến mất khỏi mặt đất. Điều này khiến trò chơi trốn tìm trở thành trò chơi yêu thích

3.1. Trẻ có thể kiểm soát mọi thứ

Trẻ sơ sinh yêu thích những trò chơi mang tính nhân quả như bật công tắc thì đèn sáng, ấn chuông cửa thì chuông kêu. Do đó, hãy kết hợp với các trò chơi để có thể dạy cho trẻ cách bật, tắt đèn, vòi nước, chuông cửa.... để khiến bé thích thú. Tuy nhiên nó cũng có thể mang lại những phiền phức cho cha mẹ khi trẻ cứ đòi làm đi làm lại các động tác đó.


Nếu trẻ đã biết bò, trẻ có thể sẽ cảm thấy thích thú với thử thách phải vượt qua các vật cản
Nếu trẻ đã biết bò, trẻ có thể sẽ cảm thấy thích thú với thử thách phải vượt qua các vật cản

3.2. Vượt chướng ngại vật

Nếu trẻ đã biết bò hay thậm chí chập chững biết đi, trẻ có thể sẽ cảm thấy thích thú với thử thách phải vượt qua các vật cản. Điều này cũng rất tốt đối với sự phát triển các kỹ năng vận động của bé. Một chiếc gối, gối ôm, quần áo... có thể là những vật cản lý tưởng trong trò chơi của trẻ.

3.3. Chơi đùa với những quả bóng

Trẻ sơ sinh bị mê hoặc bởi những quả bóng và cách chúng di chuyển. Trẻ có thể sẽ cười rất sảng khoái khi cha mẹ chúng tung những quả bóng lên không trung và để chúng rơi tự do xuống sàn. Lăn một quả bóng mềm về phía bé và quan sát bé nắm và bóp nó. Sau đó khuyến khích trẻ lăn bóng ngược lại. Và một ngày nào đó, trẻ thậm chí có thể đá và ném bóng hoặc thả nó vào một cái bát hoặc xô lớn.

4. Trò chơi cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

Về mặt phát triển, trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi đã có thể chập chững biết đi. Những trò chơi cho phép trẻ thực hành những kỹ năng vận động thô như đứng, kéo lên và leo trèo rất quan trọng đối với bé lúc này. Bé cũng sẽ thích rèn luyện các kỹ năng vận động tinh của mình bằng cách nghịch nhãn trên áo sơ mi của cha mẹ.

Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này rất thích bắt chước. Khuyến khích hành vi này bằng cách tạo ra những tiếng ồn và sau đó gật đầu với trẻ để tiếp tục và thử một tiếng ồn khác. Bé có thể bắt chước cha mẹ hoặc tự tạo ra tiếng ồn theo ý của chúng.

Trẻ 10 đến 12 tháng tuổi nhìn chung không thích ngồi trong bồn tắm và tắm. Do đó, hãy tạo niềm vui cho trẻ bằng cách thêm nhiều đồ chơi vào bồn. Cha mẹ cũng có thể sử dụng những chai nước rửa bát đã hết và được rửa sạch phun các tia nước vào người trẻ và chỉ cho bé cách để chặn các dòng nước đó lại.

Có một vài lưu ý dành cho những bậc cha mẹ lần đầu sinh con và muốn làm quen với các trò chơi giải trí của trẻ sơ sinh: Sự lặp lại là rất quan trọng. Sự chú ý cũng như thích thú của bé sẽ khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào độ tuổi, tâm trạng và tính nết từng bé. Do đó một số trò chơi không thể khiến trẻ cảm thấy thích thú ngay trong lần đầu tiên. Đôi khi trẻ sẽ tận hưởng một trò chơi lâu nhất là 20 phút, nhưng thường thì cha mẹ sẽ cần phải sửa đổi trò chơi sau mỗi năm phút hoặc lâu hơn. Họ sẽ biết bé yêu thích những trò chơi nào khi bé quay về phía bạn và mỉm cười. Nhưng nếu trẻ đã cố gắng tránh xa hoặc không nhìn về phía cha mẹ, điều đó có nghĩa bạn nên thay đổi trò chơi.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe