Tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin ngừa HPV

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Ngăn ngừa vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc về việc tiêm vắc-xin HPV có tác dụng phụ không.

1. Hiệu quả của vắc-xin HPV

Vắc-xin HPV hoạt động cực kỳ tốt. Kể từ khi vắc-xin HPV được giới thiệu hơn 10 năm trước, nhiễm trùng với các loại vi rút HPV gây ra hầu hết các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục đã giảm xuống 71%.

Các nghiên cứu về hoạt động của vắc-xin HPV cho thấy sự bảo vệ được cung cấp bởi vắc-xin này là lâu dài. Những nghiên cứu này đã theo dõi những người đã được tiêm vắc-xin HPV trong khoảng 10 năm và khả năng bảo vệ vẫn cao hơn ở những người không có bằng chứng bảo vệ, bởi vắc-xin này có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin HPV gây ra các vấn đề về sinh sản. Tuy nhiên, việc không tiêm vắc-xin này khiến cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai dễ bị ung thư phụ khoa và tiền ung thư phụ khoa. Phụ nữ bị tiền ung thư phụ khoa hay ung thư do vi rút HPV gây ra, có thể yêu cầu điều trị sẽ làm hạn chế khả năng sinh con của họ, chẳng hạn như cắt tử cung, hoá trị hoặc xạ trị. Điều trị tiền ung thư cổ tử cung cũng có thể khiến phụ nữ có nguy cơ gặp phải vấn đề với cổ tử cung có thể dẫn tới sinh non.


Virus HPV
Virus HPV

2. Tiêm vắc-xin HPV có tác dụng phụ không?

Với các thắc mắc về “tiêm vắc-xin HPV có tác dụng phụ không?” thì với quá trình nghiên cứu hơn 12 năm theo dõi và nghiên cứu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tiêm vắc-xin HPV có an toàn. Mỗi loại vắc-xin phòng ngừa HPV như Gardasil và Cervarix đã trải qua nhiều năm thử nghiệm an toàn mới được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép. Mặc dù vậy, Trung tâm kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) và FDA vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ sự an toàn của vắc-xin HPV sau khi chúng được cấp phép. Nên bất kỳ mối lo ngại về an toàn được phát hiện với vắc-xin này sẽ được báo cáo cho các cơ quan y tế, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và công chúng.

Tuy nhiên, vắc-xin HPV cũng giống như bất kỳ loại vắc-xin nào, khi tiêm vắc-xin có thể cũng có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp của vắc-xin HPV bao gồm:

  • Rối loạn toàn thân: chủ yếu là sốt
  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Rất hay gặp ban đỏ, đau, sưng vị trí tiêm; hay gặp bầm tím và ngứa.
  • Rất hiếm gặp phản ứng bất lợi nghiêm trọng là co thắt phế quản.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tiêm vắc-xin HPV là an toàn.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tiêm vắc-xin HPV là an toàn.

3. Vai trò của vắc-xin trong dự phòng HPV

Vi rút HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do da tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm bệnh. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng sẽ có nguy cơ cao bị lây truyền vi rút HPV. Tiêm vắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh sùi mào gà và các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dịch do Human Papillomavirus (HPV) gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe