Lưu trữ và vận chuyển vắc-xin an toàn: Những điều cần biết

Vắc-xin cần được lưu trữ và vận chuyển theo những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo duy trì chất lượng vắc-xin. Trong đó, đáng chú ý là nhiệt độ, không gian bảo quản vắc xin. Ngoài ra, nhân viên y tế cũng nên lường trước sự cố và đối phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp.

1. Vai trò của lưu trữ và vận chuyển vắc-xin

Lưu trữ và vận chuyển vắc-xin đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỷ lệ phòng ngừa bệnh tật hiệu quả của vắc xin. Vắc-xin không được lưu trữ và vận chuyển đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Giảm hiệu lực, giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin
  • Lãng phí số tiền lớn cho các loại vắc xin đã không được lưu trữ, vận chuyển đúng cách
  • Làm mất niềm tin của người nhận vắc-xin

Vắc-xin cần được lưu trữ và bảo quản tốt mới cho ra kết quả tiêm chủng tốt. Do đó, thà không tiêm vắc-xin còn hơn tiêm sai một liều vắc xin đã bị xử lý không đúng cách.


Lưu trữ tốt giúp bảo quản được chất lượng của vắc-xin
Lưu trữ tốt giúp bảo quản được chất lượng của vắc-xin

2. Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ lạnh

Vắc-xin cần được lưu trữ và bảo quản đúng cách từ khi sản xuất đến khi sử dụng. Đảm bảo chất lượng vắc xin và duy trì chuỗi nhiệt độ lạnh là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, trung tâm tiêm chủng và nhân viên y tế. Dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin bao gồm toàn bộ quy trình các thiết bị và quy trình được sử dụng để vận chuyển, lưu trữ và xử lý vắc xin từ khâu sản xuất đến khi được sử dụng. Bằng những bước bảo quản đơn giản trong lưu trữ và vận chuyển vắc xin, nhà cung cấp có thể đảm bảo rằng người nhận đã được tiêm vắc xin an toàn.

Nhiệt độ bảo quản vắc xin được khuyến nghị là:

  • Tủ đông:
    • Trong khoảng từ -58 ° F đến + 5 ° F (giữa -50 ° C đến -15 ° C)
  • Tủ lạnh:
    • Trong khoảng từ 35 ° F đến 46 ° F (giữa 2 ° C và 8 ° C)
    • Trung bình: 40 ° F (5 ° C)

Vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp
Vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp

3. Kế hoạch lưu trữ và vận chuyển vắc xin

Mỗi trung tâm vắc xin nên lưu lại các hoạt động lưu trữ và vận chuyển vắc xin bằng văn bản công việc chi tiết và cập nhật hàng năm. Nội dung lưu trữ và vận chuyển vắc xin bao gồm:

  • Đặt hàng và xác nhận giao hàng vắc-xin
  • Lưu trữ và xử lý vắc-xin
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý vắc-xin có nguy cơ cao bị giảm chất lượng

Các cơ sở vắc-xin cũng nên có kế hoạch lưu trữ và thu hồi vắc-xin khẩn cấp. Kế hoạch này gồm có việc xây dựng một trung tâm lưu trữ vắc xin dự phòng, trong đó phải đảm bảo vị trí thích hợp, có khả năng theo dõi nhiệt độ tốt, duy trì nguồn điện bằng máy phát điện dự phòng. Những địa điểm tiềm năng bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, cơ sở chăm sóc dài hạn, Hội chữ thập đỏ.

Chiếc xe tải đông lạnh có thể cần thiết trong việc vận chuyển một lượng lớn vắc xin. Ngoài ra, cần một nguồn cung cấp các vật liệu đóng gói, tủ đông hoặc tủ lạnh di động, hộp đựng, bao bì để vận chuyển một lượng lớn vắc xin (ví dụ như vắc-xin cúm).

Mất điện hoặc thiên tai không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến giảm chất lượng vắc-xin. Chất lượng vắc xin cũng có thể giảm xuống do bị lãng quên trên giá đựng thuốc, bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp. Liên hệ với nhà sản xuất vắc xin hoặc cơ sở y tế địa phương để có hướng giải quyết phù hợp với các lọ vắc xin nghi ngờ bị giảm chất lượng.


Trung tâm vắc-xin cần quản lý kho vắc-xin nghiêm ngặt
Trung tâm vắc-xin cần quản lý kho vắc-xin nghiêm ngặt

4. Hướng dẫn nhân viên y tế lưu trữ và vận chuyển vắc xin

Chỉ định một điều phối viên vắc xin chính chịu trách nhiệm lưu trữ và vận chuyển vắc xin đúng cách tại các cơ sở vắc xin. Chỉ định ít nhất thêm một điều phối viên dự phòng (thay thế) trong trường hợp không có điều phối viên chính. Những nhiệm vụ và trách nhiệm mà điều phối viên cần thực hiện bao gồm:

  • Đặt mua vắc-xin
  • Giám sát việc tiếp nhận và lưu trữ vắc-xin
  • Sắp xếp vắc-xin trong (các) đơn vị lưu trữ
  • Giám sát nhiệt độ của (các) đơn vị lưu trữ (ít nhất 2 lần/ngày).
  • Ghi lại nhiệt độ trên nhật ký
  • Kiểm tra chất lượng vắc xin hàng ngày tại (các) đơn vị lưu trữ
  • Xoay vòng để vắc-xin gần nhất với ngày hết hạn sẽ được sử dụng trước tiên

  • Theo dõi ngày hết hạn và đảm bảo rằng vắc-xin và chất pha loãng đã hết hạn được loại bỏ khỏi (các) đơn vị lưu trữ và không được dùng cho bệnh nhân
  • Xử lý kịp thời với những nguy cơ thay đổi nhiệt độ
  • Giám sát vận chuyển vắc-xin
  • Bảo quản tất cả các tài liệu lưu trữ và xử lý vắc-xin
  • Bảo trì thiết bị lưu trữ và hồ sơ bảo trì
  • Duy trì tài liệu về chương trình vắc xin dành cho trẻ em tại các cơ sở tham gia
  • Đảm bảo rằng nhân viên được giao nhiệm vụ đã được đào tạo đầy đủ

Bác sĩ và các nhân viên y tế mảng lâm sàng cần phối hợp lưu trữ và vận chuyển vắc-xin đúng cách. Họ cũng cần có hiểu biết rõ ràng về chi phí thay thế vắc-xin và ý nghĩa lâm sàng của vắc-xin bị quản lý sai.


Thường xuyên có nhân viên kiểm tra kho vắc-xin
Thường xuyên có nhân viên kiểm tra kho vắc-xin

5. Vận chuyển vắc-xin

Mỗi lần vận chuyển sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng vắc xin, do đó, CDC khuyến nghị không nên vận chuyển vắc-xin thường xuyên mà chỉ nên vận chuyển trong trường hợp cần thiết. Trước mỗi lần vận chuyển, cần chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ, lường trước để đề phòng các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn vắc-xin. Số lượng vắc-xin và thời gian vận chuyển phải được giới hạn an toàn (tối đa là 8 giờ). Quy trình vận chuyển vắc xin đạt chuẩn phải đảm bảo:

  • Duy trì nhiệt độ lạnh thích hợp cho vắc-xin
  • Không được đặt vắc-xin ở cốp xe
  • Giao trực tiếp vắc-xin đến cơ sở tiếp nhận
  • Vắc-xin cần được chuyển sang thùng chứa đạt chuẩn
  • Thiết bị kiểm tra vắc-xin được đặt trên xe để kiểm tra vắc xin thường xuyên

Chất pha loãng vắc xin khi vận chuyển cần đảm bảo duy trì nhiệt độ thích hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các chất pha loãng có chứa kháng nguyên (ví dụ, chất pha loãng DTaP-IPV được sử dụng với vắc-xin đông khô HiB) nên được vận chuyển cùng với vắc-xin tương ứng ở nhiệt độ tủ lạnh. KHÔNG BAO GIỜ được vận chuyển bất kỳ loại chất pha loãng vắc xin nào ở nhiệt độ tủ đông.

Thông báo cho điều phối viên vắc xin khi vắc xin được giao đến. Tránh để người khác (không phải điều phối viên vắc xin) nhận hàng vì những người này có thể không hiểu được tầm quan trọng của việc lưu trữ vắc xin không đúng cách.

Kiểm tra giao nhận vắc-xin gồm có:

  • Thùng đựng hàng
  • Các thủ tục hành chính
  • Nhiệt độ và các chỉ số bảo quản vắc-xin

Nếu có lo ngại vắc xin không đảm bảo chất lượng, hãy dán nhãn vắc xin không được sử dụng, lưu trữ trong điều kiện thích hợp, tách biệt với các loại vắc xin khác. Sau đó, liên hệ với nhà sản xuất để được hướng dẫn xử lý vắc-xin.


Vận chuyển vắc-xin nên hạn chế
Vận chuyển vắc-xin nên hạn chế

6. Vắc-xin nên được lưu trữ trong không gian như thế nào?

Thúc đẩy lưu thông không khí tốt xung quanh nơi lưu trữ vắc xin bằng cách:

  • Đặt trong phòng thông thoáng
  • Chừa không gian thoáng ở tất cả các phía và trên trần nhà
  • Giữ khoảng cách ít nhất 4 inch giữa vắc xin lưu trữ với bức tường
  • Giữ khoảng cách ít nhất 1 đến 2 inch giữa vắc xin lưu trữ với sàn nhà

7. Thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin

Giám sát nhiệt độ là một phần quan trọng trong lưu trữ và bảo quản vắc xin. CDC khuyến nghị chỉ sử dụng thiết bị theo dõi nhiệt độ đạt chuẩn đã được chứng nhận. Chứng nhận này cho người dùng biết về mức độ chính xác của thiết bị theo dõi nhiệt độ so với tiêu chuẩn được công nhận. Các thiết bị theo dõi nhiệt độ đạt chuẩn được yêu cầu cho các loại vắc xin được cung cấp cho trẻ em hoặc các loại vắc-xin khác được mua bằng quỹ cộng đồng.

Theo thời gian, mức độ chính xác của các thiết bị theo dõi nhiệt độ cũng giảm dần. Do đó, các thiết bị theo dõi nhiệt độ phải trải qua quá trình kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ mỗi 1 đến 2 năm kể từ ngày thử nghiệm cuối cùng hoặc theo dòng thời gian đề xuất của nhà sản xuất. Nếu kiểm tra hiệu chuẩn cho thấy thiết bị theo dõi nhiệt độ không còn chính xác, thì nên thay thế.


Thoe dõi nhiệt độ của vắc-xin tại nơi bảo quản
Thoe dõi nhiệt độ của vắc-xin tại nơi bảo quản

8. Xử lý sự cố trong quá trình lưu trữ vắc-xin

Để duy trì nhiệt độ thích hợp, các tủ đông và tủ lạnh phải ở trong tình trạng hoạt động tốt và phải được cung cấp điện mọi thời điểm.

Cắm các giá chứa vắc xin trực tiếp vào ổ cắm trên tường. Không sử dụng ổ cắm điện có công tắc mạch tích hợp, ổ cắm có thể được kích hoạt bằng công tắc trên tường hoặc dải nguồn đa ổ cắm vì dễ bị vấp hoặc tắt, dẫn đến mất điện. Chỉ cắm một bộ lưu trữ vắc xin vào ổ cắm. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ quá tải ổ cắm có thể gây nguy hiểm hỏa hoạn.

Sử dụng bộ bảo vệ phích cắm để ngăn người khác vô tình rút phích cắm khỏi thiết bị. Hệ thống báo động nhiệt độ sẽ cảnh báo nhân viên về dấu hiệu thay đổi nhiệt độ sau giờ làm việc, đặc biệt trong trường hợp lưu trữ một lượng lớn vắc-xin. Đặt một dấu hiệu cảnh báo gần ổ cắm điện, trên các thiết bị lưu trữ và tại hộp cầu dao để cảnh báo người quản lý và thợ điện không được rút phích cắm của vắc xin nơi lưu trữ hoặc tắt nguồn.. Dấu hiệu cảnh báo nên bao gồm thông tin liên lạc khẩn cấp.

Đặt nhãn là “Đừng uống” vào các thùng chứa nước, chai nước giúp ổn định nhiệt độ trong tủ lạnh. Nên đặt chúng ở cửa, kệ trên cùng và trên sàn của nơi lưu trữ vắc xin. Nguyên tắc tương tự áp dụng cho tủ đông. Lưu trữ chai nước đông lạnh trong tủ đông và cửa tủ đông.

Ngoài việc theo dõi nhiệt độ, các kiểm tra khác trong mỗi vị trí vắc xin được lưu trữ nên được thực hiện hàng ngày. Mỗi lần kiểm tra nên bao gồm những điều sau đây:

  • Các vắc-xin được đặt đúng cách không?
  • Có đúng loại vắc-xin trong bao bì gốc không?
  • Khoảng cách nơi dự trữ vắc xin với tường, sàn nhà, trần nhà có đảm bảo không?

Quan trọng không kém đó là thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự cố, ví dụ, khi nhiệt độ không thích hợp. Nhân viên nên biết liên hệ với ai trong trường hợp vắc xin có nguy cơ bị hỏng?


Vắc-xin cần đặt đúng khoảng cách
Vắc-xin cần đặt đúng khoảng cách

Nếu gặp sự cố mất điện, ngay lập tức bắt đầu thực hiện kế hoạch khẩn cấp. Tùy thuộc vào nhiệt độ phòng, nhiệt độ lưu trữ có thể được duy trì trong một khoảng thời gian rất ngắn. Trong khoảng thời gian đó, bạn không chắc xử lý được vấn đề nhiệt độ thì nên nghĩ đến phương án di chuyển vắc xin đến cơ sở lưu trữ vắc xin dự phòng theo hướng dẫn trong kế hoạch khẩn cấp.

9. Các biện pháp phòng ngừa

  • Cắm thiết bị trực tiếp vào tường; KHÔNG sử dụng dải nguồn điện đa ổ cắm
  • KHÔNG sử dụng ổ cắm điện có bộ chuyển mạch tích hợp
  • KHÔNG sử dụng ổ cắm điện được kích hoạt bằng công tắc trên tường
  • Chỉ cắm một thiết bị vào ổ cắm
  • Sử dụng bảo vệ phích cắm hoặc khóa phích cắm an toàn
  • Cài đặt báo động nhiệt độ
  • Bộ ngắt mạch và ổ cắm điện
  • Thiết lập các dấu hiệu cảnh báo bao gồm thông tin liên lạc khẩn cấp
  • Sử dụng chai nước trong tủ lạnh và chai nước đông lạnh trong tủ đông để duy trì nhiệt độ
  • Thực hiện kiểm tra hàng ngày các vị trí lưu trữ vắc-xin
  • Nếu các chất sinh học khác được lưu trữ trong cùng một vị trí, hãy lưu trữ chúng ở vị trí DƯỚI vắc-xin để tránh nhiễm bẩn
  • Không bao giờ lưu trữ thực phẩm và đồ uống trong cùng một vị trí với vắc-xin
  • Có hành động khắc phục ngay lập tức khi có sự cố

Trung tâm Vắc-xin tại Vinmec có đầy đủ các loại vắc-xin và được bảo quản theo tiêu chuẩn GSP
Trung tâm Vắc-xin tại Vinmec có đầy đủ các loại vắc-xin và được bảo quản theo tiêu chuẩn GSP

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bên cạnh đó Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe