Lịch tiêm vắc-xin cúm Vaxigrip cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Cha mẹ chỉ nhận biết cúm ở trẻ khi thấy con hắt hơi, chảy nước mũi, nóng sốt hay chỉ đơn giản là ăn kém, mệt mỏi, ít chơi đùa. Đôi khi việc phát hiện muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nặng nề của bệnh. Tuy vậy, điều đáng mừng là bệnh cúm có thể dự phòng trước nếu tiêm vắc-xin cúm cho bé theo đúng lịch.

1. Bệnh cúm ở trẻ nhỏ

Cúm là một bệnh do nhiễm siêu vi rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi. Khi mắc cúm, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, đau nhức cơ thể, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng, chán ăn hay bỏ ăn.

Đây là một trong những bệnh do virus có độ nặng khá nghiêm trọng và phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong mùa đông. Hầu hết các trẻ bị cúm với các triệu chứng khu trú trong một tuần, vài lần trong một năm. Ngay cả khi đã khỏi bệnh, trẻ có thể vẫn còn mệt mỏi, đuối sức, ăn ít, hạn chế vui chơi, chạy nhảy... trong vài tuần kế tiếp.

Bên cạnh đó, một số trẻ có thể có tình trạng nghiêm trọng hơn, cần phải điều trị trong bệnh viện. Cúm ở trẻ em là điều kiện thuận lợi gây ra bội nhiễm phổi, dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.

2. Con đường lây nhiễm cúm ở trẻ em

Virus cúm thường được lây truyền trực tiếp từ trẻ sang trẻ hoặc người lớn sang trẻ qua dịch tiết, giọt bắn khi hắt hơi hoặc ho sặc. Mặt khác, virus có thể tồn tại một thời gian ngắn trên các bề mặt thường tiếp xúc, bao gồm mặt bàn, tay nắm cửa, đồ chơi, bút viết, bàn phím, điện thoại... Các tác nhân gây bệnh cũng có thể thông qua những dụng cụ ăn uống và sinh hoạt chung. Như vậy, trẻ có thể bị nhiễm virus cúm khi chạm vào bất kỳ thứ gì đã bị người nhiễm bệnh chạm vào, và sau đó đưa lên miệng, mũi hoặc mắt. Điều này là khó tránh khỏi trong môi trường nhà trẻ, trường học.

Trẻ nhỏ đã thực sự mắc bệnh cúm trong 24 giờ trước khi các triệu chứng chính thức bắt đầu trong khi nguy cơ lây nhiễm cho người khác còn kéo dài đến tận khoảng ngày thứ 7 của bệnh. Bởi vì cúm có thể lây lan ngay trước khi các triệu chứng bắt đầu, trẻ em là các đối tượng dễ dàng nhiễm virus cúm khi thường chạm vào nhiều bề mặt khác nhau và sau đó tiếp xúc với miệng, mũi, mắt.


Virus cúm thường được lây truyền trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua dịch tiết, giọt bắn khi hắt hơi hoặc ho sặc
Virus cúm thường được lây truyền trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác qua dịch tiết, giọt bắn khi hắt hơi hoặc ho sặc

3. Những trẻ nào có nguy cơ cao bị cúm?

Trẻ sẽ có nguy cơ bị cúm cao hơn các trẻ đồng trang lứa nếu có các đặc điểm sau:

  • Xung quanh có người bị nhiễm cúm, bao gồm cả việc có hay không có tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp đến trẻ.
  • Chưa từng tiêm vắc-xin cúm hay tiêm không đủ liều.
  • Không có thói quen rửa tay sau khi chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh.
  • Có các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh, thận hoặc gan.

Các yếu tố trên đây không chỉ cảnh báo là trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh cúm mà còn có thể biểu hiện với mức độ nặng, cần nhập viện để điều trị hay đôi khi dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

4. Làm thế nào để phòng ngừa cúm ở trẻ?

Cha mẹ có thể giúp ngăn ngừa cúm ở trẻ bằng những hành động đơn giản, thực hiện được hằng ngày để trở thành thói quen. Các việc này được liệt kê như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc giữa trẻ với những người bị nhiễm bệnh.
  • Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước sạch.
  • Không dùng chung dụng cụ cá nhân, dụng cụ ăn uống.
  • Lau sàn nhà và làm sạch bề mặt các đồ vật trong nhà, nơi mọi người thường chạm vào.
  • Vệ sinh đồ chơi, vật dụng của trẻ thường cầm nắm, tiếp xúc mũi, miệng bằng nước rửa chuyên dụng.

Tuy nhiên, cúm rất dễ lây lan trong tập thể, giữa trẻ này sang trẻ khác, đồng thời, virus gây ra cúm bao gồm nhiều chủng khác nhau, biến đổi theo chu kỳ hằng năm. Do vậy cách tốt nhất để phòng ngừa cúm cho trẻ được các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo là chủng ngừa vắc-xin cúm.


Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước sạch
Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước sạch

5. Lịch tiêm vắc-xin cúm cho bé

Tiêm phòng cúm mỗi năm - trước khi bắt đầu dịch cúm vào thời điểm chuyển mùa thu sang mùa đông - được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong chủ động phòng ngừa mắc dịch cúm mùa cho trẻ. Vắc-xin cúm được dùng cho trẻ dưới dạng tiêm hay dạng thuốc xịt mũi; trong đó dạng tiêm thường được phổ biến hơn do tính hiệu quả được quan sát thấy cao hơn đáng kể so với dạng xịt.

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin, Vắc-xin cúm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn với liều tiêm như sau:

  • Trẻ từ 6 đến 35 tháng: Một liều 0,25 ml.
  • Trẻ trên 36 tháng và người trưởng thành: Một liều 0,5ml.
  • Trẻ dưới 9 tuổi mà chưa bị nhiễm bệnh cúm hay chưa tiêm chủng, ngoài liều thứ nhất còn phải tiêm liều thứ hai, thực hiện sau liều đầu tiên ít nhất là 4 tuần. Sau đó nhắc lại mỗi năm một lần.

6. Tiêm vắc-xin cúm ở đâu an toàn?

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm Vaxigrip (0,25ml và 0,5ml) do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Hãng này đã có hơn 100 năm hoạt động về lĩnh vực chủng ngừa bảo vệ sức khỏe con người, dẫn đầu thế giới về vắc-xin cúm và vắc-xin cho trẻ em nói chung. Tại Việt Nam, vắc-xin Vaxigrip của Sanofi đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu hành ngày 30/10/2018.


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm Vaxigrip
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm Vaxigrip

Dịch vụ tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec đem lại cho khách hàng những lợi ích sau:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Nhi - Vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

0-18 tháng tuổi là thời kỳ rất quan trọng quyết định sức khoẻ và sự phát triển bình thường sau này của trẻ. Vì vậy, ngoài những kiến thức về tiêm chủng buộc phải nắm rõ, ba mẹ hãy bảo vệ trẻ bằng cách đăng ký Tiêm chủng tại Vinmec ngay hôm nay để ngăn ngừa tối đa khả năng nhiễm bệnh truyền nhiễm.

Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: vnvc.vn; yteduphong.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe