Mối liên quan giữa căng thẳng và tuyến giáp của bạn

Trong cuộc sống hiện tại, tình trạng Stress dường như quá phổ biến ở mọi đối tượng lao động, làm việc và học tập. Stress không chỉ có thể tàn phá đối với sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của bạn, mà nó còn có thể ảnh hưởng đến tình trạng tuyến giáp của bạn.

1. Bệnh lý tuyến giáp và stress kéo dài

1.1. Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp hay suy tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Suy tuyến giáp thường không biểu hiện các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên theo thời gian, việc không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau nhức xương khớp, bệnh tim và vô sinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt hormone và thường phát triển chậm, kéo dài trong nhiều năm.

Ban đầu, các triệu chứng của suy tuyến giáp hầu như không biểu hiện ra bên ngoài. Người bệnh có thể mệt mỏi và tăng cân nhẹ. Những biểu hiện khiến nhiều người lầm tưởng là của tuổi già. Nhưng khi quá trình trao đổi chất tiếp tục ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hormone tuyến giáp, các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xuất hiện với tần suất dày đặc và ngày càng rõ ràng hơn, bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài, không xác định được nguyên nhân
  • Nhạy cảm với nhiệt độ thấp
  • Táo bón
  • Khô da, mắt, niêm mạc
Buồn ngủ, ngủ ngày, ngáp ngủ, mệt mỏi
Bệnh suy tuyến giáp gây mệt mỏi kéo dài cho người bệnh

Mặc dù bệnh lý tuyến giáp thường xảy ra ở người trưởng thành đặc biệt là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh này, trẻ sơ sinh cũng không phải ngoại lệ. Ban đầu, trẻ sơ sinh mắc suy tuyến giáp xuất hiện một vài dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Vàng da, vàng mắt: Trong hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh mắc suy tuyến giáp, gan không thể chuyển hóa bilirubin do không nhận được hormone hỗ trợ quá trình này từ tuyến giáp dẫn đến tình trạng vàng da, vàng mắt.
  • Khó thở, khóc không thành tiếng
  • Thoát vị rốn
vàng da
Vàng da là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh mắc suy tuyến giáp

Khi bệnh tiến triển, trẻ gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, cơ thể không tăng trưởng và phát triển một cách bình thường kèm theo đó là một số triệu chứng:

  • Táo bón
  • Mệt rũ, các cơ bắp kém phát triển
  • Khi các bệnh lý tuyến giáp ở trẻ sơ sinh không được điều trị, kể cả những trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ nghiêm trọng.

Đối với trẻ vị thành niên, các bệnh lý về tuyến giáp ngoài những dấu hiệu và triệu chứng tương tự ở người trưởng thành còn có thể xuất hiện thêm một số tình trạng như:

  • Thiếu hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất khiến chiều cao của trẻ không đảm bảo
  • Răng chậm phát triển
  • Dậy thì muộn
  • Trí tuệ phát triển kém

Suy tuyến giáp là một bệnh lý tương đối nguy hiểm, vì thế ngoài việc khám sức khỏe định kỳ, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nếu xuất hiện một số triệu chứng như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, da khô, niêm mạc nhợt nhạt, xuất hiện phù vùng đầu, mặt, cổ, táo bón...

Suy tuyến cận giáp
Suy tuyến giáp gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng

1.2. Stress kéo dài

Stress là một phản ứng sinh học xảy ra khi cơ thể gặp phải những mối đe dọa, lo lắng hay những thách thức to lớn trong cuộc sống khiến nồng độ các hormone tăng vọt. Stress kích hoạt các phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân dẫn đến lo lắng và căng thẳng, giúp cơ thể cân bằng và thư giãn. Tuy nhiên khi những căng thẳng liên tục xuất hiện cơ chế này dần dần không còn hiệu quả và stress sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lâu dài của cơ thể.

Stress bao gồm 3 loại:

  • Stress cấp tính: Có thể xảy ra với tất cả mọi người. Stress cấp tính là phản ứng tức thì của cơ thể trước các tác nhân dẫn đến căng thẳng. Chúng thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí còn có tác dụng tốt trong một số trường hợp. Stress cấp tính giúp rèn luyện khả năng chịu đựng áp lực trong tương lai. Khi các tác nhân dẫn đến căng thẳng ngừng tác động, cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường
  • Stress cấp tính nghiêm trọng: Xảy ra khi cơ thể đối mặt với tình huống nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng dẫn đến những sang chấn tâm lý hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác. Stress cấp tính nghiêm trọng thường xảy ra đối với những người gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị hành hung, ám sát....
Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Stress làm gia tăng nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

  • Stress mãn tính hay stress kéo dài: Là tình trạng cơ thể thường xuyên phải đối mặt với các tác nhân gây căng thẳng trong thời gian kéo dài. Stress mãn tính gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe như:
  • Tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi
  • Là nguy cơ của các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Gây tăng huyết áp đặc biệt ở những người cao tuổi
  • Làm suy yếu hệ thống miễn dịch
  • Ngoài ra stress kéo dài còn dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, đau dạ dày, khó ngủ...

2. Mối liên quan giữa căng thẳng kéo dài và tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động song song với tuyến thượng thận. Khi cơ thể gặp phải stress, tuyến thượng thận giải phóng cortisol, một loại hormone giúp cân bằng căng thẳng và giảm thiểu thiệt hại do stress gây ra.

Các rối loạn về tuyến giáp phổ biến nhất là quá trình tự miễn khi hệ miễn dịch cơ thể hiểu nhầm và tiêu diệt chính các tế bào của tuyến giáp.

Tác động của stress lên tuyến giáp xảy ra thông qua cơ chế làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp suy giảm, nồng độ hormone triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) cũng vì thế mà giảm theo.

Tình trạng kháng insulin và các vấn đề về cân bằng lượng đường trong máu thường xảy ra trong bệnh suy tuyến giáp. Khi stress, nồng độ glucocorticoid tăng làm giảm nồng độ hormone TSH trong máu khiến hoạt động của tuyến giáp rối loạn.

Các nghiên cứu để tìm ra mối liên quan giữa stress và các bệnh lý tuyến giáp rất khó thực hiện bởi căng thẳng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác chứ không riêng đối với tuyến giáp. Trong khi đó, một bệnh nhân mắc suy giáp có thể luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài kiến họ stress. Nói chung stress và các bệnh lý tuyến giáp luôn tồn tại những tác động qua lại với nhau.

Chỉ số TSH
Stress làm giảm nồng độ hormone TSH trong máu khiến hoạt động của tuyến giáp rối loạn.

Để giảm ảnh hưởng của stress đến sức khỏe nói chung và với tuyến giáp nói riêng các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên thực hiện một số thay đổi đơn giản như:

  • Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ trái cây, rau và protein bên cạnh đó hạn chế rượu, bia, chất kích thích sẽ giúp đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc stress. Ngoài ra hãy cố gắng dành thời gian để ngồi và thưởng thức những bữa ăn trong ngày, điều này giúp hệ tiêu hóa và phần nào đó là tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
  • Bổ sung một số loại vitamin A,B,C,E và khoáng chất như Selen, Kẽm, Đồng, Sắt và đặc biệt là iod. Thiếu iod là một trong những nguyên nhân của bệnh suy tuyến giáp.
  • Thư giãn: Đây là phương pháp giảm căng thẳng hiệu quả nhất. Sau những giờ miệt mài với công việc, nên dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình và bạn bè, chơi thể thao hoặc tập yoga để giúp tinh thần trở lên thoải mái, giảm stress cũng như các tác động bất lợi lên tuyến giáp.
thư giãn mắt
Thư giãn là một biện pháp giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi

Stress là một trong những hội chứng về tâm lý đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Chúng gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nói chung. Stress và các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong bệnh suy tuyến giáp, do sự rối loạn sản xuất các hormone khiến cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng qua đó dễ dẫn đến tình trạng stress.

Ngược lại khi bị stress kéo dài, hoạt động của các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến yên – cơ quan góp phần điều hòa hoạt động của tuyến giáp bị ngưng trệ kéo theo những rối loạn từ tuyến giáp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan