Yếu tố Rhesus (Rh) là protein mang tính di truyền được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Nếu máu của bạn có protein này được xem là là Rh dương tính và ngược lại, nếu không có là âm tính.
1. Nhóm máu Rh là gì?
Ngoài hệ nhóm máu ABO, nhóm máu còn được cũng được phân loại theo nhóm máu Rh hay còn gọi là yếu tố rhesus. Đây là loại kháng nguyên khác được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào có kháng nguyên, chúng sẽ được coi là dương tính với Rh. Nếu họ không có, thì họ đã coi Rh âm. Tùy thuộc vào việc có kháng nguyên Rh hay không, mỗi nhóm máu được viết thêm vào ở đằng sau tên thêm một biểu tượng dương tính hoặc âm tính, ví dụ Nhóm máu A dương tính được viết thành A+.
Rh dương là nhóm máu phổ biến nhất. Có nhóm máu Rh âm không phải là bệnh và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của sản phụ và thai nhi, ví dụ mẹ mang Rh âm tính nhưng thai nhi lại mang Rh dương tính thì trong quá trình mang thai, thai phụ cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt do mẹ và thai nhi không tương thích Rh. Thai nhi có thể thừa hưởng yếu tố Rh từ bố hoặc mẹ.
2. Tại sao cần xét nghiệm máu yếu tố Rh?
Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh là di truyền, còn kháng thể chống Rh chỉ xuất hiện ở cơ thể Rh- khi được miễn dịch bằng hồng cầu có kháng nguyên D (Rh+). Kháng thể này thường là IgG. Nếu một người Rh(-), chưa bao giờ được truyền máu Rh+ thì việc truyền máu Rh+ cho họ sẽ chưa xảy ra phản ứng tức thì nào. Tuy nhiên sau khi truyền máu Rh+ từ 2-4 tuần sau, lượng kháng thể chống Rh đã tương đối cao đủ để gây ngưng kết hồng cầu Rh(+) của người cho vẫn tồn tại trong máu người nhận. Phản ứng này chậm và rất nhẹ. Sau 2-4 tháng truyền máu Rh, nồng độ kháng thể chống Rh trong máu người Rh- mới đạt tối đa. Nếu truyền máu Rh+ cho những người này ở lần thứ 2, có thể gây ra tai biến truyền máu nặng, không kém gì tai biến truyền máu của hệ ABO. Sau vài lần truyền máu Rh(+) cho người Rh(-) thì người Rh(-) trở nên rất mẫn cảm với kháng nguyên Rh(+), tai biến khi truyền máu là cực kỳ nguy hiểm. Đó là lý do tại sao cán bộ y tế cần phải lưu ý tới người đã được truyền máu nhiều lần. Và người khoẻ bệnh và người khoẻ mạnh đều cần phải xác định nhóm máu hệ Rh để phân loại âm tính hay dương tính, từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp trong trường hợp cần thiết phải truyền máu.
3. Tầm quan trọng của xét nghiệm nhóm máu rhesus là gì?
Khi mang thai, các vấn đề có thể xảy ra nếu sản phụ Rh(+) và thai nhi mang Rh(-). Thông thường, máu sản phụ không hòa lẫn với máu của thai nhi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một lượng nhỏ máu của em bé có thể tiếp xúc với máu của sản phụ trong khi sinh hoặc nếu sản phụ bị chảy máu hoặc chấn thương bụng khi mang thai. Nếu sản phụ Rh(-) và thai nhi Rh(-), cơ thể của sản phụ có thể tạo ra các protein gọi là kháng thể Rh sau khi tiếp xúc với các tế bào hồng cầu của thai nhi.
Các kháng thể được tạo ra không phải là vấn đề nguy hiểm trong lần mang thai đầu tiên. Mối quan tâm lớn hơn là với lần mang thai tiếp theo của cùng chính sản phụ đó. Nếu thai nhi tiếp theo mag Rh(+) thì các kháng thể Rh này có thể đi qua nhau thai và phá huỷ các tế bào hồng cầu của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu đe dọa tính mạng thai nhi, đây là tình trạng trong đó các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn khả năng sản xuất hồng của của cơ thể thai nhi, trong khi đó các tế bào hồng cầu đóng vai trò cực kỳ quan trọng để mang oxy đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.
Do đó, sản phụ mang Rh(-) được khuyến cáo nên thực hiện một số xét nghiệm máu khác như xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong ba tháng đầu của thai kỳ, trong tuần thứ 28 của thai kỳ và khi sinh. Xét nghiệm sàng lọc kháng thể được sử dụng để phát hiện kháng thể chống lại máu Rh(+). Nếu sản phụ chưa bắt đầu sản xuất kháng thể Rh, có thể sản phụ sẽ cần tiêm một sản phẩm máu có tên là globulin miễn dịch Rh. Globulin miễn dịch ngăn cơ thể sản phụ sản xuất kháng thể Rh trong thai kỳ. Nếu em bé sinh ra mang nhóm máu Rh(-) thì không cần điều trị bổ sung, còn em bé sinh ra là Rh(+), sản phụ sẽ cần một mũi tiêm khác ngay sau khi sinh.
Nếu sản phụ Rh(-) và thai nhi có thể là Rh(+), bác sĩ có thể khuyên nên tiêm globulin miễn dịch Rh trong các tình huống máu của sản phụ có thể tiếp xúc với máu thai nhi, bao gồm:
- Sẩy thai
- Phá thai
- Mang thai ngoài tử cung - khi trứng được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng
- Cắt bỏ thai trứng (molar pregnancy), đây là khối u không ung thư (lành tính) phát triển trong tử cung
- Chọc dò nước ối - xét nghiệm tiền sản trong đó mẫu chất lỏng bao quanh và bảo vệ em bé trong tử cung (nước ối) được lấy ra để xét nghiệm hoặc điều trị
- Lấy mẫu để sinh thiết gai nhau
- Thử nghiệm di truyền trước sinh (tên tiếng Anh là Cỏdocentesis), còn gọi là lấy mẫu xét nghiệm máu qua da tại vùng dây rốn (PUBS). Máu được lấy từ tĩnh mạch trong dây rốn để tiến hành kiểm tra các bất thường về nhiễm sắc thể. Bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm này khi thai nhi được 18 tuần tuổi. Xét nghiệm này có nguy cơ sảy thai cao hơn xét nghiệm chọc ối hay sinh thiết gai nhau. Nói chung, xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi kết quả của các xét nghiệm khác không rõ ràng.
- Chảy máu khi mang thai
- Chấn thương bụng khi mang thai
- Bác sĩ hoặc hộ sinh thực hiện xoay tư thế của thai nhi bằng thủ công trước khi chuyển dạ
- Trong quá trình sinh con bị chảy máu và có sự tiếp xúc giữa máu của mẹ và trẻ
Nếu xét nghiệm sàng lọc kháng thể cho thấy sản phụ đã sản xuất kháng thể thì việc tiêm globulin miễn dịch Rh sẽ không có hiệu quả. Thai nhi và sản phụ sẽ được theo dõi cẩn thận và sát sao. Người đó có thể được truyền máu qua dây rốn khi mang, nếu cần thiết, thai nhi có thể được truyền máu qua dây rốn hoặc ngay sau khi sinh.
4. Sản phụ cần là gì để phòng tránh tai biến do bất đồng yếu tố Rh?
Đối với các sản phụ lần đầu mang thai nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu để phân loại Rh(-) hay Rh(+). Xét nghiệm này thực hiện rất đơn giản và không cần chuẩn bị trước khi thực hiện.
Nếu sản phụ có nhóm máu Rh(+) thì không cần thực hiện điều trị. Tuy nhiên, nếu sản phụ nhóm máu Rh(-) mà thai nhi Rh(+) thì có khả năng cơ thể sản phụ sẽ tạo ra kháng gây hại cho lần mang thai tiếp theo. Nếu sản phụ có bị chảy máu âm đạo bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, hãy đi khám chuyên khoa sản ngay lập tức. Hãy hỏi bác sĩ về việc lên lịch tiêm Globulin miễn dịch Rh trong khi mang thai và nhắc nhở các cán bộ Y tế sẽ chăm sóc mình về tình trạng Rh của bản thân trong quá trình chuyển dạ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org