U tủy thượng thận có nguy hiểm?

U tủy thượng thận thường gây ra cơn tăng huyết áp đột ngột, nếu không được kiểm soát trong u tủy thượng thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

1. U tủy thượng thận là gì?


U tủy thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận
U tủy thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận

Thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể nằm ở cực trên của thận. Tuyến thượng thận bao gồm tuyến vỏ thượng thận ở ngoài và tuyến tủy thượng thận ở trong. Tuyến tủy thượng thận là nơi chủ yếu sản xuất ra các hormone catecholamine có vai trò làm tăng hoạt động của hệ tim mạch.

U tủy thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận. Khi đó, tuyến thượng thận tiết ra hormone gọi là epinephrine hoặc các chất tương tự khác gây ra các chứng bệnh như: Tim đập nhanh, nhức đầu và ra mồ hôi. U tủy thượng thận chiếm một phần trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.

Hiên tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh u tủy thượng thận. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy u tủy thượng thận có thể xuất phát từ sự quá sản của tuyến tủy thượng thận tạo thành khối u, hoặc phát triển các khối u tiết catecholamin nằm ngoài tuyến thượng thận (khối u từ động mạch cảnh, các khối u hạch thần kinh có nguồn gốc từ các hậu hạch thần kinh giao cảm, khối u trong bàng quang).

Bệnh thường không liên quan đến yếu tố di truyền, nhưng khoảng 10% - 15% có rối loạn u nội tiết trong gia đình.

Bệnh u tủy tuyến thượng thận xuất hiện nhiều hơn trên những người có các rối loạn bệnh lý khác như:

  • Bệnh Von Hippel-Lindau: Bệnh làm xuất hiện u ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường là ở hệ thần kinh trung ương, các tuyến nội tiết, tuyến tụy và thận
  • Bệnh u sợi thần kinh loại 1: Bệnh gây xuất hiện nhiều khối u trên da, những điểm tăng sắc tố trên da và u trong dây thần kinh thị giác
  • Bệnh u hạch đối giao cảm di truyền: Gây ra những khối u ở tủy thượng thận và hạch phó giao cảm
  • Bệnh u tân sinh đa tuyến nội tiết: Đây là một bệnh làm phát triển các khối u tuyến nội tiết ở nhiều nơi trên cơ thể. Những chỗ thường có u phát triển là tuyến giáp, tuyến cận giáp, môi, lưỡi và đường tiêu hóa.

2. U tủy thượng thận có nguy hiểm?

Tăng huyết áp do u tủy thượng thận thường xảy ra đột ngột, kéo dài trong khoảng 1 giờ trước khi trở về bình thường và khó kiểm soát được bằng các thuốc hạ huyết áp thông thường. Có một số yếu tố nguy cơ khiến cho cơn tăng huyết áp dễ bùng phát ở người có u tủy thượng thận như:

  • Khi cảm xúc nóng giận
  • Gây mê phẫu thuật, thậm chí một số hoạt động có khả năng kích thích bằng cách tạo áp lực lên khối u như thay đổi tư thế đột ngột
  • Làm việc hoặc tập luyện gắng sức
  • Có thai
  • Ăn uống các loại thực phẩm giàu chất tyramine (là chất có vai trò điều hòa huyết áp) như bia, rượu vang, cá đã chế biến, pho mát lên men, chuối
  • Dùng thuốc nhóm IMAO trong điều trị trầm cảm...

Bên cạnh đó, cơn tăng huyết áp không được kiểm soát trong u tủy thượng thận có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ não, suy thận, phù phổi cấp, tổn thương đáy mắt và tử vong trước tuổi trưởng thành.

3. Dấu hiệu nhận biết u tủy thượng thận


Bệnh u tủy thượng thận thường dẫn đến các cơn tăng huyết áp kịch phát
Bệnh u tủy thượng thận thường dẫn đến các cơn tăng huyết áp kịch phát

Bệnh u tủy thượng thận thường dẫn đến các cơn tăng huyết áp kịch phát. Biểu hiện bởi:

  • Đau đầu dữ dội
  • Nhịp tim nhanh
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi, không chịu được nóng
  • Run chân, tay
  • Mặt tái đi, lo sợ
  • Khi đo huyết áp tăng rất cao
  • Mắt nhìn mờ, chóng mặt khi đứng
  • Đau hai bên mạng mỡ
  • Ăn uống kém dẫn đến sụt cân
  • Thay đổi tính tình và cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Các cơn xảy ra lẻ tẻ hàng tuần hoặc hàng tháng mới có một cơn, càng về sau xuất hiện càng nhiều và nặng hơn. Cơn kịch phát thường xảy ra đột ngột, mỗi cơn kéo dài vài phút, đôi khi tới hàng giờ hoặc lâu hơn, cũng có thể xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế, hoặc ép bụng, cúi gập người, hít sâu nhiều lần, vặn lưng,...

4. Điều trị và phòng tránh u tủy thượng thận

4.1. Điều trị u tủy thượng thận

Hơn 90% các trường hợp bị u tủy thượng thận nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bằng các thuốc chẹn alpha giao cảm để ổn định huyết áp mới được phẫu thuật.

Trong điều trị u tủy thượng thận các thuốc dùng để khống chế huyết áp. Trong đó thuốc chẹn alpha giao cảm là lựa chọn đầu tiên.

Sau phẫu thuật có thể có các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng,... tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.

4.2. Phòng tránh u tủy thượng thận

Bệnh u tủy thượng thận cũng giống như các bệnh nội tiết khác, để phòng tránh bệnh thì điều quan trọng là:

  • Cần xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống khoa học, khỏe mạnh
  • Nếu trong gia đình có người thân bị mắc các bệnh u nội tiết thì tất cả các thành viên nên được khám tầm soát bằng các xét nghiệm cận lâm sàng
  • Khi thấy mắt mờ, đau đầu nặng, yếu 1 nửa cơ thể, đau ngực, tăng nhịp tim, mắt cá chân phù lên, khó thở, yếu trong người và chóng mặt khi đứng lên thì nên đến bệnh viện sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe