"Thủ phạm" gây xuất huyết dạ dày

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày đang ngày càng được nhiều người quan tâm, do bệnh đang trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện nay. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao do cuộc sống hối hả, áp lực công việc và sinh hoạt hiện đại. Những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn gây ra những tình trạng bệnh nghiêm trọng. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày, còn được gọi là chảy máu dạ dày, là tình trạng mà niêm mạc của dạ dày chảy máu, thường dẫn đến hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Đây là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của các bệnh liên quan đến dạ dày và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tỷ lệ nam giới mắc xuất huyết dạ dày cao hơn so với nữ giới, do nam giới thường tiêu thụ rượu bia nhiều hơn. Bệnh thường phát sinh ở nhóm độ tuổi từ 20 đến 50. Ở trẻ em và trẻ sơ sinh, nguyên nhân xuất huyết dạ dày thường do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể gây ra. 

2. Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Hiểu được nguyên nhân xuất huyết dạ dày có thể giúp chúng ta tìm ra các biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày và ngăn chặn tình trạng chảy máu quá mức. Dưới đây là một số nguyên nhân xuất huyết dạ dày thường gặp:

2.1. Loét dạ dày tá tràng: 

Tình trạng này gây chảy máu do loét vào mạch máu. Các ổ loét non gây chảy máu tại các mao mạch nên lượng máu ít và thường có thể tự cầm được. Các vết loét sâu hơn như loét xơ chai gây loét vào các động mạch, đồng thời khả năng co mạch kém nên thường gây chảy máu ồ ạt và khó kiểm soát.

2.2. Ung thư dạ dày: 

Ung thư dạ dày là một loại bệnh gây loét và chảy máu từ các mạch máu mới hình thành, nên chảy máu thường kéo dài và đôi khi nặng nề, khó kiểm soát.

Thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Thuốc kháng sinh là một trong các nguyên nhân xuất huyết dạ dày

2.3. Viêm dạ dày cấp: 

Viêm dạ dày cấp do sử dụng thuốc (như Aspirin, A.I.N.S, Corticoids) là một trong những nguyên nhân xuất huyết dạ dày, gây viêm loét trực tiếp hoặc thông qua cơ chế bảo vệ kém và tăng tiết HCL.  

Rượu cũng gây viêm dạ dày và cũng là một nguyên nhân xuất huyết dạ dày phổ biến. Rượu gây tổn thương trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm phù nề xuất tiết và xuất huyết.

Đối với trường hợp viêm dạ dày trong hội chứng ure máu cao, viêm niêm mạc dạ dày và tăng tính thấm mao mạch cũng có thể gây ra xuất huyết dạ dày.

Stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến dạ dày xuất huyết, khoảng 20 - 30% trường hợp stress nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, trong đó 10% dẫn đến tình trạng chảy máu nặng do tăng tiết axit và giảm yếu tố bảo vệ. Một số tình huống như cúm ác tính, hội chứng Sholein-Henoch cũng có thể gây ra viêm dạ dày cấp.

2.4. Tĩnh mạch trướng dạ dày trong tăng áp cửa: 

Bệnh dạ dày tá tràng tăng áp cửa có thể gây ra tĩnh mạch trướng dạ dày, dẫn đến chảy máu.

2.5. Polyp dạ dày tá tràng: 

Polyp dạ dày tá tràng có thể gây viêm nhiễm và dẫn đến chảy máu.

2.6 Thoát vị hoành: 

Thoát vị hoành là một nguyên nhân hiếm gặp có thể gây ra viêm và chảy máu trong dạ dày.

2.7 Chảy máu trong bệnh Dieulafoy: 

Phình mạch dưới niêm mạc có thể gây ra chảy máu trong dạ dày.

2.8 Chảy máu do rối loạn đông máu - cầm máu: 

  • Sốt xuất huyết: Chảy máu do giảm tiểu cầu và tổn thương thành mạch.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu (hémogénie), giảm yếu tố VIII, IX, và XI trong Hémophilie.
  • Leucémie: Do giảm số lượng tiểu cầu và chất lượng kết dính tiểu cầu, gia tăng hệ thống kháng đông.
  • Suy tủy: Do giảm tiểu cầu.
  • Suy gan nặng: Do giảm prothrombin cũng như các yếu tố đông máu khác.
  • Sử dụng thuốc kháng đông như héparin và thuốc kháng vitamin K: Giảm các yếu tố đông máu gây chảy máu.

3. Xuất huyết dạ dày có gây nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính cực kỳ nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng và biến đổi cơ thể thường không rõ ràng, nhưng tình trạng này vẫn có thể gây ra nguy cơ thiếu máu. 

Khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nặng, bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, cảm giác lạnh lẽo ở chân tay... Mạch cũng dần trở nên yếu và có thể dẫn đến trạng thái ngất xỉu. Trong trường hợp này, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Đối với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện nội soi để kiểm tra và sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với các trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, bệnh nhân cần được cầm máu ngay lập tức, thực hiện điều trị hồi sức tích cực và điều trị nguyên nhân xuất huyết dạ dày.

4. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày bằng cách nào?

  • Tránh thuốc lá và rượu bia: Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ thuốc lá và rượu bia do cả hai đều có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày để cải thiện sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi: Đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroid: Nếu không thể tránh khỏi sử dụng các loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với một tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế tình trạng căng thẳng.
  • Điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể: Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ giờ để duy trì một lối sống lành mạnh.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid và tuân thủ đúng hướng dẫn
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid và tuân thủ đúng hướng dẫn

Khi nghi ngờ bản thân mắc phải xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần ngay lập tức đến bệnh viện để được thăm khám, xác định chính xác tình trạng sức khoẻ và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với sự toàn diện về chuyên môn, dịch vụ và cơ sở vật chất sẽ giúp người bệnh có một trải nghiệm an tâm và thoải mái khi thăm khám tại Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold New - chứa Nano Curcumin

Hỗ trợ giảm đau dạ dày, lành nhanh vết loét

Cumargold New

CumarGold New chứa Nano Curcumin và Gừng chuẩn hoá

CumarGold New có sự tổng hoà của Nano Curcumin chuyển giao từ Viện hoá học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với tinh chất gừng chuẩn hoá (nhập khẩu châu Âu) và chiết xuất piperin trong hạt tiêu đen đem đến công dụng:

  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng,
  • Hỗ trợ giảm tác dụng của hóa trị, xạ trị.

CumarGold New được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh ung bướu.
  • Người đang và sau điều trị bằnghoá trị hay xạ trị.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc toàn quốc.

Để tìm điểm bán gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY.

Hoặc gọi tổng đài (miễn cước) 18001796.

Thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại: https://cumargold.vn/

Lưu ý:không nên dùng cho phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

(XNQC số: 00996/2019/ATTP-XNQC)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe