Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm axit uric máu

Xét nghiệm định lượng acid uric trong máu có thể giúp hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán cũng như theo dõi các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Gout. Quá trình này cũng tương tự như quá trình hoá xạ trị của những bệnh nhân mắc ung thư. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin liên quan đến xét nghiệm acid uric trong máu.

1. Nguồn gốc thải trừ acid uric và xét nghiệm acid uric

Acid uric có nguồn gốc xuất phát từ quá trình dị hóa các base purin bao gồm: adenin và guanin của các acid nucleic. Nguồn gốc chính tạo ra acid uric trong cơ thể bao gồm: nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng cao hợp chất purin hoặc nguồn acid uric nội sinh được sản xuất do quá trình thoái hoá biến các acid nucleic trong cơ thể.

Acid uric có đường thải trừ chính ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu hoặc đường tiêu hoá. Khi nồng độ acid uric trong máu hoặc trong huyết thanh tăng quá mức cho phép có thể gây ra tình trạng lắng đọng hợp chất acid uric tại các khớp, cũng như các mô mềm gây ra bệnh lý gout. Hơn nữa, lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể khiến cho quá trình kết tủa được tạo thành và là tiền đề của quá trình tạo sỏi urat trong hệ tiết niệu của cơ thể.

Xét nghiệm axit uricxét nghiệm máu thông thường được thực hiện để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu hoặc trong nước tiểu để kiểm tra dấu hiệu bất thường có thể gây ra bệnh lý cho con người. Nhờ vào kết quả này có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Mục đích chính của xét nghiệm acid uric

Do acid uric trong cơ thể được thực hiện lọc qua thận và đào thải ra bằng đường nước tiểu, mồ hôi, đồng thời có tới 95% được tái hấp thu ở ống lượn gần và bài tiết ở ống lượn xa. Bên cạnh đó, những yếu tố như thức ăn hàng ngày chứa nhiều đạm hoặc tình trạng tăng cao do chức năng thận suy giảm... gây ra bệnh Gout.

Theo đó, xét nghiệm acid uric có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh goutđiều trị bệnh gout, đồng thời giúp theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư đang thực hiện hoá trị hoặc xạ trị hoặc đánh giá chức năng thận.

Ngoài ra, xét nghiệm acid uric để chẩn đoán một số trường hợp như bệnh xanthin niệu - tình trạng rối loạn di truyền chuyển hoá do thiếu xanthine oxidase có tác dụng trong xúc tác oxy hóa xanthin thành acid uric. Hoặc hội chứng fanconi - bệnh lý rối loạn chức năng ống thận hiếm gặp được gây ra bởi khả năng tái hấp thu các chất như glucose, acid uric... hoặc giảm nồng độ các chất này trong máu. Ngoài ra, bệnh Wilson - bệnh lý di truyền gây tích tụ đồng và khiến cho hàm lượng đồng trong cơ thể bị dư thừa.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm acid uric

Mẫu bệnh phẩm được sử dụng khi thực hiện xét nghiệm acid uric thực hiện thông qua huyết tương, được tách từ máu toàn phần và có sử dụng chống đông Heparin. Khi thực hiện xét nghiệm thì người bệnh nên nhịn ăn từ 4 đến 8 giờ và không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng, các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm để thu được kết quả chính xác.

Nồng độ acid uric trong có thể được bác sĩ xác định các vấn đề liên quan đến sức khoẻ mà bạn đang gặp phải và giúp bạn đưa ra phương án xử trí phù hợp. Giới hạn nồng độ acid uric ở người bình thường được chia theo giới tính:

  • Với nam giới có nồng độ không vượt quá 7 mg/dl hoặc từ 210 đến 420umol/L.
  • Với nữ giới không vượt quá 6m/dl hoặc từ 150 đến 35 umol/L.

Khi nồng độ acid uric tăng cao hơn so với mức bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tạo ra nhiều acid uric hoặc chức năng thận của cơ thể đang bị suy giảm. Ở giai đoạn đầu khi nồng độ acid uric tăng cao có thể chưa xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng lâm sàng và giai đoạn này chưa phải là bệnh gout mà chỉ có thể là tình trạng tăng acid uric máu. Tuy nhiên, với cường độ tăng cao, nồng độ acid uric máu kéo dài khiến các tinh thể urat kết tinh tại các khớp của chi, gây ra các cơn gout cấp tính với biểu hiện chính là cơn đau khớp dữ đội và thường xuất hiện về đêm.

  • Nồng độ acid uric trên 6 mg/dl - 7mg/dl vẫn được coi là chỉ số bình thường mặc dù so với nữ giới có cao hơn. Tuy nhiên, người bệnh chưa cần thực hiện điều trị mà chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập hàng ngày.
  • Nếu chỉ số trên 7mg/dl đến 10 mg/dl thì lúc này đang có dấu hiệu tăng dần nhưng chưa có triệu chứng cụ thể. Vì vậy, giai đoạn này khá quan trọng để xác định chính xác tình trạng do acid uric tăng.
  • Chỉ số trên 12mg/dl tức là lúc này đã có những biểu hiện cơn đau cấp do gout. Đồng thời cũng xuất hiện tình trạng sưng viêm ở khớp ngón chân, cổ tay...

Các kết quả xét nghiệm acid uric có thể bị sai lệch do một số trường hợp người bệnh uống rượu, hoặc sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc aspirin hoặc thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển... Theo đó, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ danh sách thuốc mà mình đã từng sử dụng để bác sĩ có nhận định chính xác hơn đối với kết quả xét nghiệm.

3. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tăng acid uric máu

Tình trạng tăng acid uric máu thường xuất hiện từ các nguyên nhân:

  • Tăng sản xuất acid uric trong cơ thể với các trường hợp như tăng acid uric máu tiên phát thường xuất hiện với 30% bệnh nhân gout thuộc nhóm vô căn. Hoặc các trường hợp có phá huỷ tổ chức, những người có tình trạng gia tăng chuyển hóa tế bào như u lympho, tế bào ung thư. Hoặc thiếu máu cho tan máu trong các trường hợp bệnh lý sốt rét.
  • Giảm khả năng đào thải acid uric qua thận với các trường hợp suy thận, nghiện rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu, tổn thương các ống thận xa, sử dụng các thuốc gây giảm tải acid uric qua đường tiểu, hoặc gặp tình trạng nhiễm toan.
  • Có thể do các tác nhân di truyền với các bệnh như Lesch - Nyhan gây ra do trong cơ thể không chứa enzyme HPRT 1. Từ đó gây ra tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gout.

Với những trường hợp có dấu hiệu tăng acid uric máu có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý theo dõi chỉ số này. Trong trường hợp thấy nồng độ acid uric tăng, cùng với các triệu chứng tại vị trí khớp và thận thì việc đầu tiên bạn cần điều chỉnh chính là chế độ ăn cho phù hợp để không tạo ra thêm acid uric trong cơ thể. Theo đó, bạn có thể thực hiện bằng cách giảm bớt các loại thực phẩm có hàm lượng purin trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mục đích để không làm cho nồng độ acid uric trong cơ thể tăng lên.

Ý nghĩa của chỉ số acid uric giúp phản ánh được tình trạng sức khỏe cơ thể của mỗi người, đặc biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh gout. Vì thế, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện kịp thời những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: