Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. HCT – tỷ lệ hồng cầu trong máu toàn phần thường tăng khi bị sốt xuất huyết. Cùng tìm hiểu rõ hơn vì sao chỉ số HCT tăng trong sốt xuất huyết, ngoài sốt xuất huyết thì HCT còn tăng trong các trường hợp nào...
1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết Dengue – bệnh truyền nhiễm cấp do virus Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae), vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (Aedes aegypti) – đưa virus vào cơ thể người bằng cách đốt (chích).
Triệu chứng sốt xuất huyết khá đa dạng và dễ nhầm với các bệnh khác. Diễn tiến của sốt xuất huyết khác nhau ở mỗi người.
Sốt xuất huyết nhẹ:
- Sốt: sốt nhẹ, sốt cao đến 40-41 độ C;
- Đau: đầu, mắt, cơ, khớp...;
- Nôn và buồn nôn;
- Nổi ban
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban...
Sốt xuất huyết nặng:
Các biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ kèm theo:
- Tổn thương mạch máu;
- Chảy máu cam;
- Chảy máu chân răng.
Cấp độ sốt xuất huyết nặng có thể biến chứng gây tử vong.
Con đường lây lan sốt xuất huyết gồm:
- Muỗi vằn đốt;
- Dùng chung bơm kim tiêm;
- Qua chế phẩm máu...
Chẩn đoán sốt xuất huyết dựa vào các yếu tố như:
- Dịch tễ;
- Biểu hiện lâm sàng;
- Các xét nghiệm cận lâm sàng.
Nếu không được chữa trị, sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của bạn.
2. HCT là xét nghiệm gì? HCT tăng khi nào?
HCT (Hematocrit) là xét nghiệm quan trọng đối với người bị sốt xuất huyết. Đây là xét nghiệm cho thấy tỷ lệ hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay bằng kim tiêm nhỏ. Mẫu máu được đưa vào lọ/ống nghiệm và đưa đi xét nghiệm. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích một chút. Quá trình lấy mẫu máu để làm xét nghiệm HCT thường mất khoảng 5 phút.
HCT là chỉ số quan trọng nhằm chẩn đoán, theo dõi các bệnh về hồng cầu, mất máu, thiếu máu, sốt xuất huyết...
Hồng cầu có vai trò quan trọng đối với sự sống. Xét nghiệm chỉ số HCT giúp sàng lọc, đánh giá các rối loạn máu xuất phát từ số lượng hồng cầu cao/thấp. Bên cạnh đó, đây cũng là một xét nghiệm thường được chỉ định với các đối tượng đang bị các bệnh nặng/ ung thư.
Thông qua kết quả về chỉ số hồng cầu, bác sĩ có thể đưa ra các tư vấn, đánh giá về khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Từ đó, điều chỉnh phác đồ phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.
Chỉ số HCT bình thường tuỳ vào đối tượng/ giới tính, cụ thể:
- Nam giới 41-50%;
- Nữ giới 36-44%;
- Trẻ nhỏ 32-42%
- Trẻ sơ sinh từ 45-61%.
HCT tăng khi nào? Theo đó, chỉ số HCT tăng cao do các yếu tố như:
- Bệnh tim;
- Bệnh tủy xương;
- Hút thuốc lá;
- Sốt xuất huyết;
- Ngộ độc.
Chỉ số HCT giảm có thể bạn đang gặp các vấn đề như:
- Tan máu bẩm sinh;
- Thiếu máu do xuất huyết.
Chỉ số HCT tăng/ giảm đều cảnh báo các vấn đề về sức khỏe, điển hình là khả năng cấp máu cho cơ thể. Do đó, kiểm tra chỉ số HCT cần thiết trong các bệnh lý cụ thể theo hướng dẫn.
3. Vì sao HCT tăng trong sốt xuất huyết?
HCT tăng trong sốt xuất huyết khá thường gặp. Đây cũng là một tiêu chuẩn cần nhập viện của các bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Thường thì tiêu chuẩn nhập viện khi bị sốt xuất huyết gồm:
- HCT tăng trong sốt xuất huyết kèm tiểu cầu giảm nhanh chóng ≤ 100.000/mm3;
- Vật vã, lừ đừ, li bì;
- Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau vùng gan;
- Gan to > 2 cm hoặc men gan tăng ≥ 200 U/l;
- Nôn ói nhiều (≥3 lần trong vòng 1 giờ hoặc ≥4 lần trong vòng 6 giờ);
- Xuất huyết niêm mạc;
- Tiểu ít...
Như đã đề cập ở trên, chỉ số HCT là chỉ số đánh giá tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần. Ở những đối tượng bị sốt xuất huyết, chỉ số HCT tăng là bởi khi bị sốt xuất huyết, điển hình với triệu chứng sốt, xuất huyết,...
Các triệu chứng này đều gây ra các ảnh hưởng đến hồng cầu trong máu. Đó là lý do vì sao HCT tăng trong sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đa số các trường hợp bị sốt xuất huyết tự khỏi trong 2 tuần. Các bác sĩ điều trị sốt xuất huyết bằng việc hạn chế diễn tiến nặng của bệnh.
Với các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ thường tự khỏi trong 1 tuần. trường hợp nặng, điều trị giảm triệu chứng, kiểm soát biến chứng bằng cách:
- Hạ sốt bằng paracetamol;
- Truyền dịch trong trường hợp người bị sốt xuất huyết không uống được nước, nôn nhiều, mất nước, lờ đờ, HCT tăng cao;
- Chống sốc tích cực;
Điều trị sốt xuất huyết phải tuân theo phác đồ điều trị chuẩn, nội trú hoặc nhập viện tuỳ theo tình trạng. Bên cạnh đó, khi bị sốt xuất huyết bạn cũng cần có chế độ ăn hợp lý. Bổ sung nhiều nước, chất xơ, vitamin C, nghỉ ngơi hợp lý, giảm đồ dầu mỡ, khó tiêu.
Duy trì điều trị, theo dõi bệnh nhân sốt xuất huyết trong khoảng 12 ngày. Trở lại cơ sở y tế tái khám, kiểm tra nhằm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng.
Những thông tin trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc vì sao chỉ số HCT tăng trong sốt xuất huyết cũng như một số thông tin về bệnh sốt xuất huyết. Nếu như còn thắc mắc nào khác về sốt xuất huyết, HCT tăng khi nào,... bạn có thể hỏi bác sĩ để được giải đáp cụ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.