Bệnh vảy nến đồng tiền là tình trạng là tình trạng liên quan đến bệnh da mãn tính gây ngứa, sưng và hình thành các đốm hình đồng xu phát triển trên da. Mặc dù các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu, nhưng chúng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin và thuốc bôi.
1. Bệnh vảy nến đồng tiền là gì?
Vảy nến đồng tiền còn được gọi là bệnh chàm da hoặc viêm da cơ địa gây ngứa. Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm, có nghĩa là không truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với da.
Bệnh thường xuất hiện sau khi có vết thương ngoài da chẳng hạn như bỏng, trầy xước, hoặc vết do côn trùng cắn. Tình trạng này có thể dẫn đến một vết hoặc nhiều mảng hình đồng xu và nó có thể tồn tại kéo dài khoảng trong vài tháng.
Bệnh thường có xu hướng xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Nam giới thường mắc bệnh ở độ tuổi trong khoảng từ 55 đến 65. Còn với nữ giới thường mắc bệnh lúc thời niên thiếu hoặc thanh niên.
2. Nguyên nhân của bệnh vảy nến đồng tiền
Bệnh vảy nến thể đồng tiền hiện vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh vảy nến đồng tiền thường có tiền sử mắc bệnh hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da dị ứng. Bởi vì, viêm da dị ứng là một tình trạng da bị gây ra phát ban ngứa hoặc có vảy. Những người mắc bệnh vảy nến đồng tiền thường có xu hướng có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng.
Một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần làm cho bệnh vẩy nến đồng tiền phát triển như: Thay đổi nhiệt độ, stress, da khô, các chất kích thích môi trường (xà phòng, kim loại, formaldehyde...), những người sống ở vùng khí hậu lạnh và khô, những người có lưu lượng máu kém hoặc sưng ở chân, những người có vết thương ngoài da (như vết côn trùng cắn), những người bị nhiễm vi khuẩn ảnh hưởng đến da, ...
Thêm vào đó, một số loại thuốc cũng có thể liên quan đến bệnh vảy nến đồng tiền như: Interferon và ribavirin là hai loại thuốc được sử dụng cùng nhau để điều trị bệnh viêm gan C. Hoặc thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha), được sử dụng để điều trị một số loại viêm khớp. Hoặc statin (thuốc giảm cholesterol), có thể gây khô da và phát ban.
3. Triệu chứng của bệnh vảy nến đồng tiền
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vảy nến đồng tiền là một mảng các tổn thương hình đồng xu trên cơ thể. Các mảng chứa các hình đồng xu này sẽ có kích thước nhỏ hơn khoảng 2.5cm đến lớn hơn 10cm. Các tổn thương thường phát triển ở chân nhưng cũng xảy ra ở thân (giữa cơ thể), cánh tay, bàn tay và bàn chân.
Vẩy nến đồng tiền có màu nâu, hồng hoặc đỏ. Một số tổn thương có thể có dấu hiệu ngứa và bỏng và mức độ có thể từ nhẹ đến nặng. Hơn nữa, các cơn ngứa thường trở nên tồi tệ vào ban đêm và nó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Các tổn thương khác có thể còn tiết ra chất lỏng và cuối cùng đóng thành vảy. Da xung quanh các tổn thương có thể đỏ, có vảy hoặc bị viêm.
Khi mụn nước rò rỉ chất lỏng và sau thời gian dài nó trở nên bong vảy. Lớp vỏ màu vàng có thể phát triển thành mảng vảy nếu xảy ra nhiễm trùng Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn).
4. Chẩn đoán bệnh vảy nến đồng tiền
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vảy nến đồng tiền bằng cách khám trực tiếp và hỏi tiền sử bệnh. Trong trường hợp vẫn còn nghi ngờ, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da để có kết quả xét nghiệm chính xác hơn. Quá trình này sẽ giúp các bác sĩ loại trừ các dấu hiệu gây nhầm lẫn bệnh chẳng hạn như nhiễm trùng.
Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ loại bỏ một mảnh nhỏ mô da ra khỏi khu vực bị ảnh hướng. Sau đó, mẫu mô này sẽ được phân tích để tìm sự hiện diện của vi khuẩn.
Hoặc nếu bác sĩ vẫn còn nghi ngờ có thể các tổn thương là kết quả của phản ứng dị ứng, thì họ sẽ thực hiện thêm xét nghiệm dị ứng. Điều này bao gồm cả xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để giúp xác định những chất có thể làm người bệnh bị dị ứng (nếu có).
5. Điều trị bệnh vảy nến đồng tiền
Không có phương pháp chữa trị cho bệnh vảy nến đồng tiền. Tuy nhiên, bệnh vảy nến đồng tiền có thể quản lý bằng cách thực hiện một số thay đổi về lối sống và tránh các tác nhân ảnh hưởng. Để giúp kiểm soát được bệnh, nên tránh:
- Len, lông và các chất kích thích khác có thể gây ra triệu chứng của bệnh
- Tắm nước nóng quá nhiều
- Sử dụng xà phòng thô ráp
- Tiếp xúc với các chất kích thích trong môi trường như các chất tẩy rửa gia dụng và hoá chất
- Sử dụng nước xả vải
- Trầy xước, vết cắt trên da
Ngoài ra, còn có một số điều sau đây cũng có thể làm giảm bệnh vảy nến đồng tiền như:
- Sử dụng băng ẩm để che kín và bảo vệ các khu vực da bị ảnh hưởng bởi bệnh
- Sử dụng thuốc kháng histamin (bằng đường uống) để giảm ngứa và khó chịu
- Bôi thuốc hoặc thuốc mỡ ngoài da chẳng hạn như corticosteroid
- Sử dụng tia cực tím cho các trường hợp ngứa nặng
- Dưỡng ẩm da với kem dưỡng ẩm không mùi sau khi tắm
Với phương pháp điều trị thích hợp, bệnh vảy nến đồng tiền có thể được cải thiện trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, đây là một bệnh da liễu có tình trạng mãn tính. Cho nên, bệnh này sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi dứt điểm. Một số tổn thương có thể biến mất hoàn toàn trong khi những tổn thương khác vẫn có thể đến và đi nhiều lần.
Các tổn thương ở đùi, chân và bàn chân thường mất nhiều thời gian để điều trị hơn để chữa lành. Hơn nữa, sau điều trị nó có thể để lại những đốm tối hơn hoặc sáng hơn trên các vị trí đã bị ảnh hưởng.
6.Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh vảy nến đồng tiền tái phát
Để ngăn ngừa bệnh vảy nến đồng tiền, bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên nên:
6.1 Dưỡng ẩm
Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm ít nhất một lần một ngày. Thời gian sử dụng tốt là chỉ sau khi tắm trong khi da đang ẩm ướt. Bởi vì kem dưỡng ẩm sẽ giúp giữ nước trong da. Bác sĩ da liễu có thể tư vấn để lựa chọn loại kem phù hợp không gây kích ứng da.
6.2 Tránh các hoạt động có thể tác động lên làn da
Bất cứ yếu tố nào làm khô hoặc nóng hoặc kích ứng da có thể gây ra bùng phát bệnh. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bác sĩ da liễu khuyên nên sử dụng nước âm ấm để tắm đồng thời nên ra khỏi bồn tắm sau 20 phút và không ngồi cánh lửa cũng như lò sửa.
6.3 Không sử dụng xà phòng
Xà phòng có thể làm khô da. Cho nên, thay vì sử dụng xà phòng hãy lựa chọn những chất tẩy rửa nhẹ, có thể làm sạch da và không gây kích ứng.
6.4 Sử dụng máy tạo ẩm
Khi sưởi ấm hoặc sử dụng điều hoà không khí, nên sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí.
6.5 Lựa chọn chất liệu quần áo
Nên lựa chọn chất liệu vải vải mềm, kích cỡ rộng để không ảnh hưởng đến làn da để mặc.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: aad.org, healthline.com, webmd.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn
- Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng
- Kiêng gì khi bị viêm da cơ địa?