Thuốc Meloxicam: Công dụng, liều dùng và lưu ý tác dụng phụ

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Quang Ánh Nguyệt - Dược sĩ Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Meloxicam thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), dùng để giảm đau và chống viêm trong trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp.

1. Liều dùng thuốc meloxicam cho người lớn và trẻ em như thế nào?

1.1 Người lớn

  • Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp: Khởi đầu 7,5 mg/ ngày và có thể dùng tối đa 15 mg/1 lần/ngày.
  • Không được vượt quá liều 15mg/ngày.
  • Đợt đau cấp của thoái hóa khớp: 7,5 mg/lần/ngày. Khi cần (hoặc không đỡ), có thể tăng tới 15 mg/lần/ngày. Nếu dùng tiêm bắp không được vượt quá liều 15mg/ngày.
  • Đối với người có nguy cơ tai biến cao, liều khởi đầu là 7,5 mg/ngày. Thời gian điều trị 2 - 3 ngày (thời gian này cho phép, nếu cần, chuyển sang đường uống hoặc trực tràng).

1.2 Người cao tuổi

Người cao tuổi: 7,5 mg/1 lần/ngày.

Suy gan, suy thận: Nhẹ và vừa, không cần phải điều chỉnh liều; không dùng ở người suy thận nặng (ClCr < 20 ml/phút).

Suy thận chạy thận nhân tạo: Không vượt quá 7,5 mg/ngày.


Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tuân theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tuân theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ

1.3 Trẻ em

  • Dưới 2 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.
  • Trên 2 tuổi: 0,125 mg/kg/ngày, tối đa không vượt quá 7.5 mg/ngày.

2. Những trường hợp chống chỉ định với thuốc meloxicam

  • Mẫn cảm với thuốc, người có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Loét dạ dày - tá tràng tiến triển. Tiền sử loét dạ dày – tá tràng.
  • Chảy máu dạ dày, chảy máu não.
  • Điều trị đau sau phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành.
  • Không dùng dạng thuốc đặt trực tràng cho người có tiền sử viêm trực tràng hoặc chảy máu trực tràng.

Thuốc Meloxicam chống chỉ định với những trường hợp viêm loét dạ dày
Thuốc Meloxicam chống chỉ định với những trường hợp viêm loét dạ dày

  • Suy gan nặng và suy thận nặng không lọc máu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Người bệnh đang dùng thuốc chống đông.
  • Đang dùng thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, kháng thụ thể angiotensin II.

3. Thuốc meloxicam có những dạng và hàm lượng nào?

  • Dung dịch tiêm bắp: Meloxicam 15mg/1.5ml (Mobic 15 mg/1,5 ml)
  • Viên nén uống: Meloxicam 7.5mg (Mobic 7,5 mg), Meloxicam 15 mg (Mobic 15 mg).

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc meloxicam

  • Rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy), ngứa, phát ban trên da, đau đầu, chóng mặt.
  • Tăng nhẹ men gan, viêm thực quản, loét dạ dày - tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa tiềm tàng. Giảm bạch cầu, tiểu cầu. Viêm miệng, mày đay. Tăng huyết áp. Tăng nồng độ creatinin và ure máu, đau tại chỗ tiêm. Chóng mặt, ù tai và buồn ngủ.
  • Để giảm thiểu tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, cần uống thuốc ngay sau khi ăn hoặc dùng kết hợp với thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Rối loạn tiêu hóa là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Meloxicam
Rối loạn tiêu hóa là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Meloxicam

5. Thuốc meloxicam có được sử dụng ở phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Không sử dụng Meloxicam ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe