Chữa phồng đĩa đệm thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường. Nếu không chữa trị có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.

1. Phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường, vòng xơ bị giãn và thường lồi về phía sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong vòng xơ chưa thoát ra ngoài. Tình trạng này làm thay đổi áp lực nhưng chưa chèn ép thần kinh hoặc tủy nên đa phần người bệnh thường không có cảm giác đau hay hạn chế vận động.

Thế nhưng, nếu tình trạng phồng đĩa đệm không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hơn nữa, đối với người bệnh thường xuyên mang vác nặng, và có lối sống ít vận động thể chất cùng với quá trình lão hóa, thì phồng đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm khiến phần nhân nhầy lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí là thoát ra ngoài, gây chèn ép tủy sống và các dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh bị đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt. Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân chính làm chân bị tê.


Hình ảnh phồng đĩa đệm
Hình ảnh phồng đĩa đệm

2. Chữa phồng đĩa đệm

Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh phồng đĩa đệm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể. Ngoài ra, tùy vào bệnh viện khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu khám ở các bệnh viện y học cổ truyền: Bác sĩ có thể kết hợp các thuốc Đông y hay thực hiện các bài vật lý trị liệu, xung điện, điện châm, chiếu tia hồng ngoại... để điều trị tình trạng phồng đĩa đệm của bạn.
  • Nếu khám bệnh tại các cơ sở Tây y chuyên khoa về cơ xương khớp: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), các vitamin nhóm B dùng đường uống hoặc đường tiêm.

Ngoài ra, có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi theo chỉ định của bác sĩ. Thực tế, tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn cách điều trị cụ thể: nếu thiếu vitamin thì bổ sung vitamin, nếu phồng đĩa đệm nặng dẫn tới thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh nặng, bệnh nhân có thể phải tiến hành phẫu thuật...

Để phòng ngừa phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hạn chế mang vác, lao động nặng, và giảm thiểu tối đa mọi hoạt động có thể gây chấn thương cho cột sống... Khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe