Thuốc ipratropium bromide: Công dụng và liều dùng

Thuốc Ipratropium bromide với tác dụng làm giãn phế quản thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh hen suyễn, dị ứng, cảm lạnh hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc đầy đủ các thông tin cần thiết về thuốc Ipratropium bromide.

1. Thông tin dược lý của thuốc Ipratropium bromide

Nhóm thuốc: thuốc tác dụng nên đường hô hấp

Tên biệt dược: Atrovent

Thành phần của thuốc: gồm Ipratropium bromide và các tá dược đầy đủ khác.

Dạng bào chế và hàm lượng:

  • Dung dịch khí dung: 4mg/ 10ml, trong dụng cụ bơm thuốc theo liều số lượng là 200 liều.
  • Dung dịch nhỏ mũi: 4mg/ 10 ml.
  • Dung dịch phun sương: 0.25mg/ 2 ml đối với trẻ em, 0.5 mg/ ml cho người lớn.
  • Dung dịch xịt mũi : 0.03 % tương ứng với chai 30ml, 0.06% đối với chai 15ml.

2. Công dụng thuốc Ipratropium bromide

Thuốc Ipratropium bromide được dùng để kiểm soát các triệu chứng khó thở khò khè gây ra bởi bệnh phổi. Thuốc có tác dụng nới lỏng các cơ xung quanh đường dẫn khí giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc Ipratropium bromide sử dụng thường xuyên trong điều trị các triệu chứng của ung thư phổi. Nếu người bệnh khó thở đột ngột hoặc thở khò khè thì sử dụng ống hít thở nhanh hoặc dung dịch phun sương để kiểm soát triệu chứng. Mặc dù thuốc Ipratropium bromide không có tác dụng nhanh chóng như thuốc cắt cơn, tuy nhiên người bệnh có kể kết hợp sử dụng để giảm bớt triệu chứng thở khò khè hay khó thở đột ngột nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng khác của thuốc được in trên nhãn nhưng bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Ipratropium bromide cũng có tác dụng điều trị bệnh hen khi các thuốc beta 2 tác dụng không đủ mạnh.


Thuốc Ipratropium bromide có tác dụng điều trị các triệu chứng của ung thư phổi
Thuốc Ipratropium bromide có tác dụng điều trị các triệu chứng của ung thư phổi

3. Liều dùng thuốc Ipratropium bromide

Liều dùng thuốc Ipratropium bromide được chia thành liều người lớn và trẻ nhỏ và tùy vào từng dạng bào chế của thuốc sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau:

Liều dùng đối với người lớn:

  • Bình hít khí dung có hoặc không chứa CFC: người bệnh hít 2 lần tương đương 36 mcg thuốc, tần suất 4-12 lần/ngày.
  • Dung dịch thuốc phun: Dùng 500mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.

Liều dùng đối với trẻ em:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Dung dịch thuốc phun sử dụng 25 mcg/kg, dùng 3 lần /ngày.
  • Đối với trẻ từ 3-12 tuổi: Bình chứa khí dung có hoặc không chứa CFC cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc, tần suất 4-12 lần /ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Bình chứa khí dung có hoặc không chứa CFC cho trẻ hít 2 lần, tần suất 4-12 lần/ ngày, dung dịch thuốc phun cho trẻ dùng 500mcg từ 3-4 lần/ ngày.

Người bệnh sử dụng bình hít khí dung có hoặc không chứa CFC với tần suất 4-12 lần/ngày.
Người bệnh sử dụng bình hít khí dung có hoặc không chứa CFC với tần suất 4-12 lần/ngày.

4. Cách sử dụng thuốc Ipratropium bromide

Sử dụng máy phun để hít thuốc vào theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc thường được dùng 3-4 lần trong một ngày, mỗi lần nên cách từ 6-8 tiếng. Mặt nạ được khuyến cáo sử dụng cùng với máy phun thay vì ống phun để tránh thuốc bắn vào mắt gây đau rát. Nếu bạn không sử dụng máy phun thì nên nhắm mắt trong lúc sử dụng thuốc.

Lắc kỹ chai thuốc trước khi sử dụng, hít sâu và chậm và ấn vào đáy chai thuốc, sau khi lấy chai thuốc ra khỏi miệng thì giữ hơi thở trong vòng 10 giây.

Người dùng nên làm sạch máy phun và ống phun hay mặt nạ sau khi sử dụng, súc miệng sau khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng khô miệng và rát họng.

Thuốc Ipratropium bromide có thể pha với các thuốc khác hoặc dung dịch muối dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Vứt bỏ lọ thuốc nếu mở ra mà không sử dụng.

Trong trường hợp sử dụng quá liều người bệnh nên nến cơ sở y tế gần nhất hay bệnh viện để kiểm tra hoặc liên hệ với bác sĩ để thông báo tình hình cơ thể. Khi đến gặp bác sĩ thì nên mang theo danh sách thuốc kê toa hoặc không kê toa mà bạn đang sử dụng.


Cách sử dụng thuốc Ipratropium bromide
Cách sử dụng thuốc Ipratropium bromide

5. Tương tác thuốc Ipratropium bromide

Thuốc Ipratropium bromide có thể tương tác với một số thuốc sau đây:

Các tương tác có thể thay đổi tác dụng của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ, vì vậy để tránh tương tác thuốc, người dùng nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng và xin lời khuyên từ bác sĩ.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ipratropium bromide

Các lưu ý sau người dùng nên chú ý khi sử dụng thuốc Ipratropium bromide để có thể phát huy hiệu quả tối đa của thuốc và tránh được tối đa các tác dụng phụ:

  • Thuốc Ipratropium bromide trong suốt và không màu vì vậy nếu thấy trong thuốc có các hạt vật chất hoặc đổi màu thì không nên sử dụng thuốc
  • Nên dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày, tuyệt đối không được tăng liều lượng sử dụng nếu không được chỉ định từ bác sĩ
  • Không sử dụng thuốc nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Báo với bác sĩ nếu đang hoặc đã từng bị các bệnh như tăng nhãn áp, các vấn đề về tiết niệu hay tuyến tiền liệt
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất cứ một ca phẫu thuật nào, thông báo cho nha sĩ việc sử dụng thuốc Ipratropium bromide nếu sử dụng các dịch vụ về nha khoa
  • Cần chú ý sử dụng thuốc nếu người dùng đang mang thai hoặc cho con bú
  • Rượu và thuốc lá có các ảnh hưởng nhất định đến tác dụng của thuốc, nên hạn chế sử dụng trong quá trình dùng thuốc ipratropium bromide.

Bệnh nhân tăng nhãn áp được sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc
Bệnh nhân tăng nhãn áp được sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc

7. Các tác dụng phụ của thuốc Ipratropium bromide

Nếu gặp các triệu chứng sau đây, người dùng nên đi cấp cứu ngay để tránh các biến chứng không tốt cho cơ thể: phát ban, khó thở, sưng môi, mặt, họng,... Một số tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc bao gồm nhức đầu, mũi khô, chảy máu mũi, tầm nhìn mờ.

Trên đây không phải là danh mục đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc ipratropium bromide, nếu bạn có thắc mắc về các tác dụng phụ thì cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được điều trị kịp thời.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe