Sinh thiết chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung

Sinh thiết niêm mạc tử cung là một xét nghiệm để chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung. Đây là yêu cầu bắt buộc trong chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung để đánh giá tổn thương là dạng ung thư lành tính hay ác tính; đánh giá độ mô học, típ mô bệnh học và ung thư nguyên phát ở nội mạc tử cung hay tại cổ tử cung.

1. Ung thư niêm mạc tử cung là gì?

Ung thư niêm mạc tử cung là ung thư hình thành do các khối u ác tính phát triển tại niêm mạc tử cung. Loại ung thư này thường gặp ở phụ nữ mãn kinh.

Nguyên nhân và nguy cơ gây ung thư niêm mạc tử cung là do:

  • Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh: Ung thư niêm mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi và tiền mãn kinh.
  • Đang điều trị nội tiết tố thay thế: Nguyên nhân là khi điều trị phải dùng với liều cao, thời gian dài nên tăng khả năng mắc bệnh ung thư niêm mạc tử cung vì thay đổi nội tiết.
  • Thừa cân, béo phì: Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung vì làm chuyển hóa Androstenedion ở tổ chức mỡ dưới da gây cường Estrogen.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị ung thư niêm mạc tử cung thì nguy cơ bị bệnh này càng cao.

Phụ nữ thừa cân làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung
Phụ nữ thừa cân làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung

Dấu hiệu nhận biết ung thư niêm mạc tử cung:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: Đây là dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư niêm mạc tử cung. Tình trạng chảy máu thường kèm đau bụng đã mãn kinh hoặc chảy máu giữa chu kỳ; đồng thời chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài ở phụ nữ chưa mãn kinh.
  • Màu sắc dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi tanh.
  • Đi tiểu tiện ra máu, tiểu khó hoặc cảm thấy đau rát khi đi tiểu: Nguyên nhân là do khối u niêm mạc tử cung lớn, chèn ép gây đau.
  • Đau rát khi quan hệ: Đây là một dấu hiệu điển hình mà nhiều người gặp phải.

2. Chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung bằng phương pháp sinh thiết

2.1. Sinh thiết ung thư niêm mạc tử cung là gì?

Sinh thiết niêm mạc tử cung là một xét nghiệm để chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung. Đây là yêu cầu bắt buộc trong chẩn đoán ung thư niêm mạc tử cung để đánh giá tổn thương là dạng ung thư lành tính hay ác tính; đánh giá độ mô học, típ mô bệnh học và ung thư nguyên phát ở nội mạc tử cung hay tại cổ tử cung.

Không được sinh thiết nội mạc tử cung khi:

  • Đang trong thời gian mang thai
  • Không sinh thiết niêm mạc tử cung trong hoặc sau khi đã mãn kinh
  • Có bệnh lý viêm vùng chậu cấp tính; bệnh lý về đông máu; viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, âm đạo; chít hẹp cổ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung

Niêm mạc tử cung bị ung thư cần được sinh thiết
Niêm mạc tử cung bị ung thư cần được sinh thiết

2.2. Các bước thực hiện sinh thiết ung thư niêm mạc tử cung

  • Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, nâng cao chân lên và đạp chân lên bàn đạp để giữ chân lại.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt đã được bôi trơn vào âm đạo rồi dùng mỏ vịt tách rộng vách âm đạo. Bác sĩ dùng một chất đặc biệt để rửa sạch cổ tử cung.
  • Bước 3: Sau đó dùng kim lấy mẫu nhỏ lớp màng lót bên trong tử cung của người bệnh.
  • Bước 4: Các mẫu này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bất thường gây nên ung thư niêm mạc tử cung.

2.3 Kết quả sinh thiết niêm mạc tử cung

Kết quả bình thường: Không có tế bào bất thường hay ung thư được tìm thấy

Kết quả bất thường: Bạn có thể đang bị một loại u lành tính; tăng sản nội mạc tử cung; Ung thư hoặc những dấu hiệu tiền ung thư.


Kết quả sinh thiết niêm mạc tử cung
Kết quả sinh thiết niêm mạc tử cung

3. Điều trị ung thư niêm mạc tử cung

Phương pháp dùng để điều trị ung thư niêm mạc tử cung là phẫu thuật và xạ trị.

  • Có hai phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật mở bụng và phẫu thuật nội soi.
  • Xạ trị: là phương pháp điều trị hữu hiệu cho các trường hợp ung thư niêm mạc tử cung giai đoạn muộn.

Các giai đoạn điều trị ung thư niêm mạc tử cung:

  • Điều trị giai đoạn I: Cắt hoàn toàn tử cung, phần phụ hai bên và lấy hạch chậu, hạch cạnh động mạch chủ. Điều trị tia xạ bổ trợ khi có các yếu tố tiên lượng không tốt. Trong trường hợp ung thư niêm mạc tử cung đã lan xuống ống cổ tử cung và thâm thì phải phẫu thuật Wertheim.
  • Điều trị giai đoạn II: 4 đến 6 tuần sau thì tiến hành tia xạ hậu phẫu toàn khung chậu sau đó xạ áp sát. Nếu bị tổn thương tại cổ tử cung lớn thì tia xạ trước rồi mới tiến hành phẫu thuật.
  • Điều trị giai đoạn III: tiếp tục phẫu thuật và xạ trị. Nếu mổ được thì cắt tử cung hoàn toàn và xạ trị; còn trường hợp không mổ được thì xạ bằng kim radium đặt tại chỗ và hóa trị liệu hormon.
  • Điều trị giai đoạn IV: Khi ung thư niêm mạc tử cung giai đoạn muộn hoặc tái phát ở vị trí xa thì phải điều trị tia xạ chống đau, chống chảy máu và chèn ép.

Xạ trị giúp điều trị ung thư niêm mạc tử cung
Xạ trị giúp điều trị ung thư niêm mạc tử cung

4. Phòng bệnh ung thư niêm mạc tử cung

Chị em phụ nữ, nhất là những ai đã quan hệ tình dục và từng bị viêm nhiễm phụ khoa, nên đến thăm khám phụ khoa 6 tháng 1 lần để bác sĩ có thể phát hiện ung thư nội mạc tử cung.

Sử dụng các loại thuốc và các chế phẩm dược một cách hợp lý.

Hạn chế các yếu tố nguy cơ: Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt; không quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau; kiểm soát tốt cân nặng, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm nhiễm, tăng sản nội tuyến tử cung...

Nên cho con bú bằng sữa mẹ: Việc này làm giảm sự rụng trứng và hoạt động của estrogen giúp bạn ngăn ngừa ung thư niêm mạc tử cung và một số ung thư khác như: ung thư vú,...

Điều trị xuất huyết bất thường: Tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời khi bị chảy máu bất thường.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe