Phẫu thuật không đau là “quyền lợi” cơ bản của người bệnh

Bài viết được thực hiện bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Philippe Macaire - Trưởng khoa Gây mê giảm đau - Khoa Gây mê giảm đau - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trong một cuộc phẫu thuật, ngoài những vấn đề: bác sĩ trực tiếp phẫu thuật là ai, phương pháp phẫu thuật là gì thì kỹ thuật gây mê - giảm đau cho bệnh nhân cũng là việc cần được quan tâm đến. Bởi quá trình gây mê - giảm đau quyết định không nhỏ người bệnh có bị đau sau mổ, phục hồi hay hay không?

Bởi đối với bác sĩ thực hiện gây mê giảm đau cho bệnh nhân, phẫu thuật không đau chính là “quyền lợi” cơ bản nhất của tất cả người bệnh.

Gây mê giảm đau là một trong những dịch vụ chăm sóc y tế, có vai trò quyết định trong việc bệnh nhân có thể trải qua cuộc phẫu thuật của mình một cách thoải mái, suôn sẻ và không đau đớn. Gây mê giảm đau diễn ra trong suốt quá trình phẫu thuật, với sự tham gia phối hợp của 3 chuyên ngành: Gây mê, Hồi sức và Giảm đau thực hiện.

Có 3 loại hình gây mê chính bao gồm: Gây mê toàn thân, gây tê vùng và gây tê tại chỗ. Mỗi loại hình sẽ có nhiều cách thực hiện và chỉ định khác nhau. Gây tê vùng hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi sự an toàn và hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân phẫu thuật.

Bài viết này sẽ giải thích kỹ hơn về gây tê vùng và giải thích tại sao gây tê vùng lại được áp dụng rộng rãi.

1. Gây tê vùng là gì?

“Regional anesthesia” - Gây tê vùng là phương pháp gây tê theo mục tiêu. Bác sĩ gây mê sẽ tiêm thuốc gây tê xung quanh các dây thần kinh hoặc tủy sống. Trong khi gây mê toàn thân lại khiến cho người bệnh hoàn toàn không biết gì về cuộc phẫu thuật thì với gây tê vùng, người bệnh vẫn sẽ nhận biết được những hoạt động xung quanh mình.

Tùy vào loại thuốc tê mà thời gian phát huy tác dụng của một liều thuốc gây tê có thể kéo dài từ 6-8 tiếng hoặc 1 ngày. Với những ca phẫu thuật có mức độ đau cao hơn, bác sĩ gây mê sẽ lưu lại ống truyền thuốc giảm đau có kích thước rất nhỏ, gọi là catheter trong 2-3 ngày để đảm bảo dây thần kinh luôn được cung cấp đủ thuốc tê.

Các kĩ thuật gây tê vùng chính bao gồm:

  • Gây tê thần kinh

Gây tê thần kinh tức là thuốc tê sẽ được đưa vào một dây thần kinh hoặc một nhóm dây thần kinh chi phối bộ phận có thể được phẫu thuật. Gây tê thần kinh thường được áp dụng với phẫu thuật ở bàn tay, tay, bàn chân, chân và mặt.

Thuốc tê sẽ được tiêm vào gần tủy sống và các dây thần kinh xung quanh đó, giúp một vùng của cơ thể liên quan tới phẫu thuật như bụng, hông, chân không cảm nhận cảm giác đau. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong sản khoa.

Đào tạo gây tê vùng tại Vinmec
Gây tê vùng là phương pháp gây tê mà bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê xung quanh các dây thần kinh hoặc tủy sống

2. Lợi ích của gây tê vùng là gì?

Trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem gây tê vùng vượt trội hơn gây mê toàn thân ở những điểm nào?

Để giải thích một cách dễ hiểu hơn, một ví dụ sẽ được đưa ra với “Người lạ” là cơn đau cơ thể cảm nhận; “Người gác cổng” là tủy sống; “Chủ nhà” là bộ não người bệnh.

Câu chuyện bắt đầu khi “Người lạ” cố gắng gửi thông điệp tới “Chủ nhà” và mong ngóng nhận được lời hồi đáp. Thông điệp được “Người gác cổng” tiếp nhận, anh ta có nhiệm vụ truyền thông tin tới “Chủ nhà” và nhận câu trả lời “Chủ nhà” để hồi đáp lại cho “Người lạ”. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như “Chủ nhà” không phản hồi trong trường hợp “Chủ nhà” đang bận ngủ?

Lúc này, “Người gác cổng” sẽ phải gây sự chú ý, gõ cửa to hơn, thúc giục nhiều hơn để có được câu trả lời. “Chủ nhà” cuối cùng trở nên vô cùng tức giận vì anh ta bị làm phiền. “Người lạ” cuối cùng không hề nhận được những phản hồi mà anh ta cần.

Câu chuyện bên trên chính là minh họa chính xác nhất về phản ứng của cơ thể với cơn đau dưới gây mê toàn thân. Vấn đề về đau về cơ bản không được giải quyết, cơn đau bị phớt lờ và có xu hướng trở nên tệ hơn. Gây mê toàn thân khiến não bộ ngủ để người bệnh không biết là mình đang bị đau.

  • Còn gây tê vùng thì sao?

Gây tê vùng tác động vào cơn đau ngay từ giai đoạn đầu tiên của cơn đau, thay vì để “thông điệp” tới tay của “Chủ nhà”, “lính cứu hỏa” gây tê vùng sẽ dập tắt thông điệp không hay ho gì này ngay lập tức. Nhờ đó mà anh “Gác cổng” luôn giữ bình tĩnh vì anh ta không hề bị kích thích, cũng không phải chịu áp lực từ việc “Chủ nhà” không hề đáp lời của anh. Gây tê vùng ngăn chặn tín hiệu đau trước khi chúng đi tới tủy sống và về não.

Người bệnh được hưởng lợi khi bác sĩ gây tê vùng khi phẫu thuật như thế nào?

  • Gây mê toàn thân dùng morphine/thuốc chứa opioid hoặc các chất như Opioid khiến cho não chúng ta rơi vào trạng thái “ngủ”. Việc sử dụng gây tê vùng sẽ giúp giảm phần lớn lượng thuốc chúng ta phải dùng, từ đó giúp làm giảm tác dụng phụ của thuốc bao gồm buồn nôn, chóng mặt, táo bón; giảm nhu cầu dùng các loại thuốc gây mê hay giảm đau khác.
  • Đồng thời, với gây tê vùng, các bác sĩ cũng có thể xử lý tình huống một các hiệu quả hơn và phù hợp hơn với từng giai đoạn phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được sử dụng một lượng thuốc gây tê vừa đủ.
  • Gây tê vùng đem đến hiệu quả giảm đau tốt và nhanh hơn, từ đó bệnh nhân có thể bắt đầu quá trình tập phục hồi chức năng sớm hơn và tốt hơn sau ca mổ. Với các bà mẹ mới sinh con, gây tê vùng sẽ cho phép mẹ có thể chăm sóc em bé ngay sau khi sinh xong mà không bị cơn đau làm phiền.
  • Sử dụng gây tê vùng đã được chứng minh là một trong những yếu tố hiệu quả giúp ngăn chặn cơn đau phát triển thành mãn tính, một trong những biến chứng của phẫu thuật.
Gây tê vùng
Hình ảnh mô tả một bệnh nhân phẫu thuật khớp gối, vị trí gối là nơi đầu tiên phát ra tín hiệu đau
Gây tê vùng
Sau khi nhận được tín hiệu đau truyền tới, não sẽ phản ứng để làm dịu cơn đau, đó là lí do vì sao mà khi bạn có vết thương nhỏ, như vết cắt ở tay chẳng hạn, vài phút sau, bạn đã có thể cảm thấy đỡ đau hơn.
Gây tê vùng
“Anh gác cổng giận dữ” - Liên tục truyền đi tín hiệu, gào thét để có thể nhận được phản hồi của não. Chính sự kích thích liên tục này sẽ là nguyên nhân khiến cơn đau trở nên tệ hơn
Gây tê vùng
“Anh gác cổng vui vẻ” - Không có tín hiệu đau, não hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của cơn đau, không có sự kích thích liên tục. Anh gác cổng trong trạng thái tươi cười

3. Gây tê vùng tại Vinmec

Khoa Gây mê giảm đau tại Hệ thống Y tế Vinmec hoạt động với sứ mệnh và tầm nhìn là trở thành một bệnh viện “Không đau, hạn chế hết mức dùng thuốc giảm đau dạng Opioid”. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tất cả các bác sĩ gây mê thường xuyên tham gia các khóa đào tạo liên tục, trực tiếp giảng dạy là các chuyên gia đến từ các quốc gia phát triển về Gây tê vùng trên thế giới như: Pháp, Thái Lan, Ấn độ, Úc, Anh, để có thể áp dụng kĩ thuật gây tê vùng thường quy trong điều trị đau.

Cho đến nay, Vinmec đã làm chủ nhiều kỹ thuật gây tê vùng và cung cấp:

  • Dịch vụ chăm sóc gây mê và điều trị đau 24/7: Sẽ luôn có một đội ngũ gồm bác sĩ gây mê, điều dưỡng phụ mê và chuyên gia sẽ sẵn sàng phối hợp cùng với các bác sĩ điều trị chính trong quá trình gây mê hồi sức và điều trị đau cho người bệnh nội trú
  • 100% bệnh nhân sẽ được khám tiền mê trước khi phẫu thuật để đảm bảo các thông tin liên quan đến phẫu thuật như: tiền sử ngoại khoa, các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra và được sàng lọc, đánh giá đầy đủ nhất. Nhờ vậy, phương án gây mê mà bác sĩ gây mê giảm đau tại Vinmec lựa chọn là phương án gây mê hiệu quả và an toàn nhất.

Không còn tình trạng gây tê “mù”

Đi cùng với các phương pháp gây tê tân tiến nhất, khoa gây mê của các bệnh viện trong hệ thống Vinmec đều được trang bị máy siêu âm có độ phân giải cao; bác sĩ gây mê sẽ sử dụng hướng dẫn siêu âm một cách thường quy trước khi thực hiện bất kì thủ thuật phong bế nào. Kể cả là gây tê tủy sống, bác sĩ sẽ siêu âm người bệnh để biết rõ vị trí cần tiêm nằm ở đâu, điều này đảm bảo tính chính xác của thủ thuật, hiệu quả của thủ thuật là tối đa trong khi lượng thuốc cần dùng là ít nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Một số thông tin về Gây mê Giảm đau bạn có thể quan tâm
1. Tỉ lệ thành công: Theo thống kê năm 2018, tỉ lệ chất lượng giảm đau đạt hiệu quả của chúng tôi đạt 96.1%, tức là chỉ có 3.9% chất lượng giảm đau không như mong muốn, trong đó chỉ có 1.65% phải dùng tới thuốc giảm đau.
2. Tập trung vào bồi dưỡng nghiệp vụ: năm 2019 và 2020: Vinmec đã được sự tin nhiệm của Đại học Y khoa University of Montpellier (một trong những đại học y khoa lâu đời nhất thế giới) để tổ chức Khóa học chuyên sâu “Đào tạo sau đại học về Gây tê vùng và điều trị đau” khóa 9 và khóa 10.
3. An toàn là trên hết: Năm 2018, Vinmec tự hào trở thành bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam kí với Hiệp hội Gây mê thế giới “Tuyên bố quốc tế Helsinki – An toàn người bệnh trong gây mê ” – dựa trên msục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về Gây mê tại Đông Nam Á
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan