Phân loại đái tháo đường và các tiêu chí chẩn đoán bệnh lý

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin nó tạo ra.

1. Phân loại đái tháo đường

Đái tháo đường có thể phân ra thể bệnh theo cơ chế bệnh sinh là thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối như sau:

1.1 Đái tháo đường type 1

  • Tế bào bêta của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu insulin tuyệt đối.
  • Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% tổng số ca đái tháo đường. Đái tháo đường type 1 được xác định bởi sự có mặt của một trong các tự kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase, tyrosine protease-like molecule...

1.2 Đái tháo đường type 2

Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể).

Phân loại đái tháo đường và các tiêu chí chẩn đoán bệnh lý

1.3 Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết.Đa phần đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần 24-28.

Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, hoặc đái tháo đường loại 2 sau sinh.

Đối với thai nhi, đái tháo đường thai nghén có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non, suy hô hấp, hạ glucose máu, khi lớn trẻ có thể bị béo phì hoặc đái tháo đường loại 2.

2. Tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường

2.1. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường

Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào các chỉ số xét nghiệm như sau:

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết của WHO, IDF- 2012 như sau:

  • Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL), hoặc
  • Hàm lượng glucose huyết tường ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống, hoặc
  • HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC), hoặc
  • Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL).
  • Một số lưu ý khi chẩn đoán đái tháo đường type 2 đó là:
  • Khi làm xét nghiệm về hàm lượng glucose huyết tương lúc đói hoặc dung nạp tăng glucose máu đường uống thì phải làm 2 lần trong 2 ngày khác nhau.

Bác sĩ dựa vào các chỉ số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng đái tháo đường
Bác sĩ dựa vào các chỉ số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng đái tháo đường

3.2. Tiêu chí chẩn đoán tiền đái tháo đường

  • HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %.
  • Rối loạn glucose lúc đói với đường máu đói Glucose từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL).
  • Rối loạn dung nạp glucose đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 đo trong mức từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL).

3.3. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ có hai cách:

  • Glucose máu khi đói chỉ số xét nghiệm >7,0 mmol/L.
  • HbA1c > 6,5%.
  • Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L.
  • Nếu glucose máu lúc đói < 5,1 mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.

Có hai cách chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Có hai cách chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Trong quý hai và ba của thai kỳ, A1C <6% có nguy cơ thấp nhất đối với sự phát triển bình thường của thai, sinh non và tiền sản giật. Do sự thay đổi về động học của hồng cầu trong thai kỳ và thay đổi sinh lý của glucose máu, mức độ HbA1C cần được theo dõi hàng tháng.

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe