Nấm bẹn: Làm sao để trị tận gốc, tránh tái phát?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu.

Nấm bẹn là một trong những bệnh nhiễm nấm da phổ biến, loại nấm ký sinh ở vùng bẹn, đùi trong. Đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp, ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, nhiều nhất vẫn là nhóm tuổi thanh niên, trưởng thành. Vậy làm sao để chữa nấm bẹn tận gốc và đề phòng tái phát.

1. Nấm bẹn là gì?

Bệnh nấm bẹn theo cách gọi dân gian là hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội hay vệ sinh kém.

Bệnh nấm bẹn khởi đầu với dấu hiệu vùng da nhiễm nấm là nốt da đỏ , sau đó xuất hiện các mảng da tổn thương như sẩn, mụn nước quanh vùng rìa của mảng thương tổn. Càng gãi và chà xát thì tổn thương càng lan rộng. Lúc đầu nấm bẹn thường xuất hiện ở một bên bẹn sau đó có thể lan ra hai bên. có thể ngứa khi Đối với căn bệnh này, điều quan trọng nhất ngăn ngừa bệnh không xảy ra và tránh tái phát.

2. Cách trị nấm bẹn

Thuốc bôi
Bạn có thể mua kem chống nấm từ các hiệu thuốc hoặc mua theo đơn để trị nấm bẹn.

Bạn có thể mua thuốc chống nấm từ các hiệu thuốc hoặc mua theo đơn. Thuốc điều trị bệnh nấm bẹn phổ biến là dung dịch cồn BSI gồm các thành phần acid benzoic, acid salicylic, lode; cồn antimycose chứa acid benzoic + acid salicylic + acid boric; dung dịch ASA gồm acid acetylsalicylic, natri salicylat.

Ngoài ra còn một số thuốc dùng tại chỗ dạng kem bôi khác với dẫn chất imidazol như miconazol, ketoconazol, econazol... và griseofulvin

Nếu tổn thương nấm quá rộng và kéo dài, không lành bệnh khi đã điều trị thuốc bôi tại chổ,có thể phải dùng kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với thuốc uống để chữa nấm bẹn như itraconazole, fluconazole, griseofulvin.Thời gian dung thuốc từ 1 tuần đến 4 tuần, tùy theo mức độ của bệnh.

  • Thoa kem rộng ra ngoài vùng da bình thường khoảng 4-6 cm ngoài vết ban.
  • Thời gian điều trị theo hướng dẫn sử dụng. Thời gian điều trị khác nhau giữa các loại kem khác nhau.
  • Đối với nấm da bị viêm, và bị chàm hóa, bác sĩ có thể kê đơn bao gồm kem chống nấm kết hợp với kem chứa steroid nhẹ. Và thường được sử dụng không quá bảy ngày. Sau đó cần phải tiếp tục với kem chống nấm. Các steroid làm giảm viêm, ngứa và đỏ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các steroid không giết chết nấm, do đó kem steroid dùng một mình không được khuyến cáo.
  • Trong quá trình dùng thuốc chữa nấm bẹn, bạn cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về thời gian cần điều trị liên tục cho đến khi da lành và cần tiếp tục dùng thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh bệnh tái phát. Ngoài ra, nếu bôi thuốc không đúng còn làm bệnh lây lan rộng hơn hoặc gây bỏng, ngứa dữ dội hay chảy nước nhiều...

Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào và với hàm lượng nào thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể bạn đang mắc phải. Do đó bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để xác định đúng bệnh và dùng thuốc thích hợp. Thuốc kháng nấm dạng uống đôi khi được kê đơn nếu nhiễm trùng nấm lan rộng hoặc nặng – ví dụ như terbinafine, griseofulvine hoặc viên itraconazole.

3. Cách chữa nấm bẹn ở nam giới

Thuốc
Có thể điều trị nấm bẹn ở nam giới bằng thuốc tây y.

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể sau khi chẩn đoán mà áp dụng các cách điều trị nấm bẹn như sau:

  • Dùng thuốc Tây y
  • Cách điều trị nấm bẹn ở nam giới bằng thuốc Tây y do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn.
  • Thuốc chữa nấm bẹn bao gồm nhiều dạng khác nhau: thuốc dạng gel, dạng kem, dạng bột, dạng xịt thường dùng trực tiếp lên vùng bị bệnh. Có thể dùng thuốc kết hợp hoặc dùng độc lập từng loại.
  • Điều trị bệnh nấm bẹn tại nhà
  • Cách trị nấm bẹn bằng tỏi: Tỏi được xem là một chất kháng sinh đến từ thiên nhiên, điều trị rất hiệu quả các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da. Chỉ cần đập dập vài tép tỏi sau đó chà xát lên vùng bẹn, triệu chứng nấm ngứa sẽ nhanh chóng giảm bớt.
  • Chữa trị nấm bẹn bằng hành tây: Cùng họ với tỏi, hành tây cũng được xem là một cách trị nấm bẹn rất tốt. Người bệnh thực hiện bằng cách bóc một lớp của củ hành tây, sau đó đặt lên vùng bẹn bị nấm. Được 1 giờ thì vứt bỏ miếng hành tây, rửa sạch bẹn bằng nước sạch.
  • Cách trị nấm bẹn từ muối: Muối có tính sát khuẩn, có thể làm sạch và lành các tổn thương da của nấm bẹn. Mỗi ngày, ngâm mình trong bồn nước muối ấm khoảng 20 phút sẽ có công dụng trị bệnh hiệu quả.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn thì nam giới có thể thực hiện một số cách hỗ trợ điều trị nấm bẹn tại nhà như:

  • Tắm và vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau thật khô. Không được để vùng nấm tiếp xúc với không khí, lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi để mặc hàng ngày.
  • Có thể dùng giấm táo hòa vào nước và vệ sinh vùng nấm bẹn sau đó để khô tự nhiên, nên dùng trước khi đi ngủ.
  • Dùng tỏi tươi giã nát và trà vào vùng nấm bẹn vì hợp chất allicin có trong tỏi kháng nấm rất tốt.
  • Không dùng chung đồ, vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian bị nấm và chữa nấm.

Lưu ý: những cách này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không trị nấm dứt điểm vì thế nên kết hợp với dùng thuốc Tây y để có hiệu quả cao nhất.

4. Phòng ngừa nhiễm nấm bẹn tái phát

Đồ lót
Cần thay đồ lót hàng ngày để phòng ngừa nấm bẹn tái phát
  • Rửa vùng bẹn, háng hàng ngày; sau đó lau khô kĩ. Sấy khô có lẽ là một điểm quan trọng nhất. Dễ dàng bị nhiễm nấm từ đồ lót khi háng của bạn không khô ráo. Bẹn, háng ẩm ướt là một nơi lý tưởng cho vi nấm (nấm) nhân lên. (Máy sấy tóc có thể giúp ích nếu vùng bẹn của bạn có nhiều lông)
  • Thay đồ lót hàng ngày. Nấm có thể nhân lên thành trong đồ lót chưa được giặt.
  • Kiểm tra kẽ chân (nấm da chân) và điều trị nếu bạn nhiễm nấm. Nấm da chân là bệnh nhiễm nấm thông thường của các ngón chân. Trong một trường hợp điển hình của nấm kẽ chân, da giữa các ngón chân bị ngứa và bong ra – đặc biệt là giữa hai ngón chân bên ngoài. Nấm từ kẽ chân có thể lan đến háng. Các loại kem tương tự được sử dụng để điều trị nấm kẽ chân và nấm bẹn.
  • Không dùng chung khăn tắm với những người trong phòng thay đồ chung. Nên giặt khăn thường xuyên.
  • Giữ khăn của riêng bạn khi bạn bị nhiễm nấm da để giảm nguy cơ truyền nấm cho người khác.
  • Diệt nấm ở những đồ dùng cá nhân như quần áo, màn, gối... bằng cách luộc trong nước sôi trong vòng 15 phút

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu với nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn, thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng các bệnh lý thường gặp ở khoa da liễu như: Nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi mào gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,... Và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp tối ưu nhất để mang lại sức khỏe trọn vẹn cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

225.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Triệu chứng nấm kẽ chân và cách điều trị
    Nấm kẽ chân, phải làm sao?

    Chào bác sĩ, tôi bị nấm kẽ chân, bôi thuốc gì thì đạt hiệu quả? Có vài lần tôi bôi thuốc Nizoral thì thấy cũng khỏi, những vẫn bị lại ạ.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • atsirox
    Công dụng thuốc Atsirox

    Thuốc Atsirox được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên, thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu. Thuốc Atsirox chữa bệnh gì và được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Clomacid
    Công dụng thuốc Clomacid

    Clomacid là kem bôi trị bệnh da liễu. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Clomacid sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Itaspor
    Công dụng thuốc Itaspor

    Itaspor thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm nấm. Dưới đây là thông tin chi tiết về Itaspor là thuốc gì và ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Opeaka
    Công dụng thuốc Opeaka

    Opeaka có thành phần chính là thuốc Ketoconazole được dùng để bôi ngoài da điều trị tại chỗ cho bệnh lý do nhiễm nấm. Vậy thuốc Opeaka có công dụng như thế nào, cách sử dụng và lưu ý gì ...

    Đọc thêm