Nước ăn chân bôi thuốc gì

Nước ăn chân, từ chuyên môn là nấm kẽ chân hay các bệnh nhiễm trùng nấm da ở chân nói chung có thể được điều trị bằng thuốc bôi. Một số trường hợp nặng thì cần cân nhắc điều trị toàn thân. Tuy nhiên, nếu biết nấm kẽ chân bôi thuốc gì thích hợp và kiểm soát các yếu tố môi trường tốt, tình trạng này sẽ mau chóng cải thiện.

1. Các biện pháp hỗ trợ với thuốc bôi nước ăn chân

Vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, nên khuyến khích bệnh nhân mặc quần áo rộng rãi làm từ bông hoặc vật liệu tổng hợp được thiết kế để tránh ẩm thấp khỏi bề mặt da. Cả giày và tất mang hằng ngày nên có các thuộc tính tương tự.

Bên cạnh đó, các vùng da nhiễm nấm cũng nên được làm khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo. Bệnh nhân cũng nên được khuyến cáo tránh đi chân trần và dùng chung quần áo với người khác.

2. Các thuốc bôi kháng nấm trị nước ăn chân

Tổng quan

Các loại thuốc bôi chống nấm có thể được phân nhóm theo cấu trúc và cơ chế hoạt động. Hai nhóm dược lý chính là azoles và allylamine. Polyenes (amphotericin B [Fungizone] và nystatin [Mycostatin]) không được thảo luận trong bài viết này vì nhóm hợp chất này không có hiệu quả trong điều trị nhiễm nấm trên bề mặt da. Các thuốc kháng nấm khác cũng không phù hợp với hai nhóm chính nên cũng không dùng trị nước ăn chân là tolnaftate (Tinactin), haloprogin (Halotex), ciclopirox (Loprox) và butenafine (Mentax).

Do có rất ít so sánh trực tiếp giữa các loại thuốc bôi chống nấm ngoài da, có thể khó chỉ ra việc lựa chọn chế phẩm này hơn chế phẩm khác. Bên cạnh đó, khi điều trị nhiễm trùng nấm da nói chung và nước ăn chân nói riêng, loài nấm nào gây lây nhiễm cũng không được biết chắc chắn. Do đó, tốt nhất là các trường hợp nấm kẽ chân cần điều trị một lần đến hai lần mỗi ngày trong hai tuần; đồng thời, nên tiếp tục điều trị ít nhất một tuần sau khi các triệu chứng đã hết. Một số thuốc bôi kháng nấm thế hệ mới hơn có thể chỉ cần bôi một lần mỗi ngày và các đợt điều trị ngắn hơn nhưng vẫn cho tỷ lệ tái phát thấp hơn.

Vùng bôi thuốc để trị nước ăn chân bao gồm cả da bình thường cách vùng bị ảnh hưởng khoảng 2 cm. Nấm kẽ chân bôi thuốc kháng nấm có thể ở nhiều dạng chế phẩm khác nhau, từ kem, thuốc mỡ, gel hoặc kem dưỡng da. Ngoài các đặc tính chống nấm cụ thể, một số chế phẩm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm làm tăng cường hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng các chế phẩm kết hợp vì có thể dẫn đến việc lạm dụng thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ.


Nước ăn chân bôi thuốc gì là thắc mắc của nhiều người
Nước ăn chân bôi thuốc gì là thắc mắc của nhiều người

Tolnaftate

Thuốc kháng nấm phổ hẹp này không có hoạt tính kháng khuẩn kèm theo. Thuốc có hiệu quả trong hầu hết các bệnh lý da liễu do nấm nói chung và điều trị bệnh lang ben.

Tolnaftate có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn và cần bôi hai lần mỗi ngày.

Haloprogin

Được giới thiệu sau tolnaftate, haloprogin kết hợp hiệu quả tương đương với phổ nấm mở rộng (bao gồm cả nấm men) và cũng được sử dụng hai lần mỗi ngày.

Tuy nhiên, thuốc có liên quan đến tỷ lệ viêm da kích ứng cao hơn.

Ciclopirox

Tác nhân phổ rộng này có hiệu quả chống lại nấm da, nấm men và một số vi khuẩn. Thuốc có hoạt tính kháng khuẩn in vitro chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương. Hơn nữa, Ciclopirox cũng đã được chứng minh là có hiệu quả hơn thuốc bôi không kê đơn clotrimazole (Lotrimin) trong điều trị nấm kẽ chân.

Ciclopirox cần chỉ định sử dụng hai lần mỗi ngày.

Butenafine

Tác nhân này có cấu trúc tương tự như cấu trúc của các allylamin. Butenafine có tác dụng diệt nấm đối với nấm da trong ống nghiệm.

Butenafine được sử dụng một lần mỗi ngày và sau bốn tuần sử dụng sẽ cho tỷ lệ chữa khỏi khá cao cùng với khoảng thời gian khỏi bệnh dài.

Azoles

Nhóm thuốc kháng nấm này gồm nhiều chế phẩm không kê đơn và cả thuốc kê đơn, bao gồm clotrimazole, econazole (Spectazole), ketoconazole (Nizoral), miconazole (Micatin), oxiconazole (Oxistat) và sulconazole (Exelderm). Các loại thuốc này có hoạt tính phổ rộng, bao gồm cả hoạt tính chống lại một số vi khuẩn gram dương.

Ketoconazole, sulconazole và oxiconazole chỉ cần sử dụng một lần mỗi ngày vì độ bền lâu của chúng trong các lớp bề mặt của da. Trong khi đó, Clotrimazole, miconazole và econazole lại cần sử dụng hai lần mỗi ngày.

Allylamines

Naftifine (Naftin) và terbinafine (Lamisil) được sử dụng mỗi ngày một lần và vẫn cho tác dụng hoạt động trên da trong tối đa một tuần sau khi sử dụng. Cả hai loại thuốc này đều có hoạt tính diệt nấm với tỷ lệ chữa khỏi cao và tỷ lệ tái phát thấp hơn.


Clotrimazole-betamethasone là thuốc kháng nấm có steroid kết hợp điều trị nước ăn chân
Clotrimazole-betamethasone là thuốc kháng nấm có steroid kết hợp điều trị nước ăn chân

3. Sự phối hợp của các thuốc bôi kháng nấm và steroid

Cho đến này, chỉ có một loại thuốc kháng nấm có steroid kết hợp duy nhất được chỉ định để điều trị bệnh nấm da hay nấm kẽ chân là clotrimazole-betamethasone (Lotrisone). Công thức này kết hợp một chất chống nấm hiệu quả với một steroid mạnh. Những bệnh nhân có triệu chứng viêm da nổi ban đỏ, ngứa và bỏng rát cũng có thể được điều trị tối ưu hai lần mỗi ngày với sự kết hợp này. Thành phần steroid giúp giảm triệu chứng nhanh chóng trong khi chất chống nấm có tác dụng chậm hơn sẽ tiêu diệt sinh vật gây bệnh.

Tuy nhiên, việc quyết định nấm kẽ chân bôi thuốc gì cần thận trọng. Chế phẩm steroid phối hợp trong thuốc bôi kháng nấm chỉ nên được sử dụng khi chẩn đoán nhiễm nấm đã được xác nhận, chứ không phải mới đơn thuần là nghi vấn. Dù thành phần steroid mạnh sẽ giúp giảm đau nhanh chóng, việc cẩn trọng khi sử dụng là do các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng steroid lâu dài, bao gồm teo da, mụn trứng cá do steroid, bệnh trứng cá đỏ và suy giảm miễn dịch tại chỗ, làm các chủng nấm phát triển mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần thận trọng khi điều trị các vùng da mỏng và các vùng cơ thể bị tắc nghẽn tự nhiên, chẳng hạn như bẹn, nách, vú và mặt hay kẽ chân, khóe móng chân trong các trường hợp bị nước ăn chân. Tốt nhất là nên tránh điều trị những khu vực này bất cứ khi nào có thể; nếu cần dùng, nên sử dụng với số lượng rất ít và chỉ trong hai tuần. Ngoài ra, các chế phẩm thuốc bôi phối hợp của các thuốc bôi kháng nấm và steroid là không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Tóm lại, việc điều trị nước ăn chân có thể ngày càng trở nên khó khăn khi yêu cầu nhiều loại thuốc mới ra đời. Trong thực tế, người mắc chứng nấm kẽ chân bôi thuốc phải duy trì đều đặn hằng ngày và liên tục trong khoảng thời gian chỉ định. Việc ngưng thuốc có thể làm bệnh tái phát và tăng khả năng kháng trị. Hơn nữa, cần chú ý cải thiện các yếu tố môi trường bên ngoài để việc trị nước ăn chân mau chóng đạt hiệu quả cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe