Mục đích của chụp X quang khớp thái dương hàm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Dịu Hường - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Viêm khớp thái dương hàm tuy không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng trong việc ăn uống và cuộc sống của người bệnh. Để khảo sát khớp thái dương - hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X quang khớp thái dương hàm.

1. Tìm hiểu bệnh viêm khớp thái dương hàm

Bệnh viêm khớp thái dương hàm khá nhiều người gặp phải, đây là tình trạng co thắt và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, nhất là trong ăn uống, một số trường hợp phát ra tiếng kêu lục cục khi nhai thức ăn và gặp khó khăn khi há miệng.

Viêm khớp thái dương hàm mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để giúp người bệnh ít bị ảnh hưởng bởi căn bệnh, ngăn ngừa biến chứng đau khớp thái dương hàm, kèm theo dấu hiệu sưng mặt, cảm giác mỏi mặt, phì đại cơ nhai, khuôn mặt không đều, mất cân đối, đau tai, đau đầu, đau răng, ù tai, chóng mặt và có vấn đề về thính giác.....

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến người bệnh bị viêm khớp thái dương hàm, trong đó phổ biến nhất là:

● Do nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%)

● Do bị chấn thương thể thao, tai nạn

● Các cơ khớp bị mỏi vì phải làm việc quá sức, thường xuyên phải nghiến chặt hàm răng hoặc mài răng vào nhau cũng gây nên viêm khớp hàm.

● Do biến dạng bẩm sinh xương mặt cũng tác động tới khả năng hoạt động của răng, hàm

● Do tuổi tác, bệnh hay xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 50.


Viêm khớp thái dương hàm gây cảm giác đau cho người bệnh
Viêm khớp thái dương hàm gây cảm giác đau cho người bệnh

Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm khớp thái dương hàm bao gồm:

● Khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai

● Cắn không đều

● Đau nhức mặt

● Đau hàm

● Đau nhức trong và xung quanh tai

● Khi cắn khó chịu

● Cứng khớp, dẫn đến khó mở hoặc đóng miệng

Nhức đầu.


Người bệnh có dấu hiệu nhức đầu
Người bệnh có dấu hiệu nhức đầu

2. Mục đích của chụp X quang khớp thái dương hàm

Mục đích của chụp X quang khớp thái dương hàm là để khảo sát khớp thái dương - hàm, hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý răng hàm mặt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X quang khớp thái dương hàm. Quy trình chụp X quang khớp thái dương hàm:

● Bước 1: Kỹ thuật viên chuẩn bị vật tư, người bệnh tháo bỏ vật dụng kim loại có trên vùng đầu, mặt, cổ (nếu có)

● Bước 2: Khởi động máy chụp, lựa chọn chế độ chụp khớp thái dương hàm hai bên. Người bệnh có thể đứng hoặc ngồi, lưng thẳng và khối mặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa sao cho không quá cúi hoặc quá ngửa, đảm bảo cho mặt phẳng đi qua đường nối lỗ tai- bờ dưới ổ mắt nằm song song với mặt sàn, cằm tì trên thanh đỡ cằm. Kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh cắn răng khít hai hàm và há miệng tối đa đồng thời giữ bất động trong suốt quá trình chụp phim để chụp phim ở các tư thế tương ứng.

● Bước 4: Đặt vị trí tia X trung tâm. Khu trú vào phía trước bình tai khoảng 1cm.

● Bước 5: Kỹ thuật viên vào buồng điều khiển, ấn và giữ nút phát tia để tiến hành chụp phim theo các thông số hoặc chế độ chụp đã lựa chọn.

● Bước 6: Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh rời khỏi vị trí chụp. Tháo cát-xét và rửa phim hoặc in phim đối với hệ thống máy CR/DR.

● Chụp X quang khớp thái dương hàm là kỹ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không có tai biến xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình chụp có thể xảy ra một số lỗi như người bệnh không thể giữ vị trí bất động khi chụp khiến cho không thể bộc lộ rõ nét hình ảnh chóp.


Hình ảnh X quang khớp thái dương hàm
Hình ảnh X quang khớp thái dương hàm

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe