Màu sắc lưỡi chuyển vàng có thể cảnh báo các dấu hiệu về sức khỏe. Sự thay đổi này có thể do nhiễm trùng hoặc các tác động của bệnh lý lên hình dáng về bề mặt của lưỡi. Vậy lưỡi vàng là bị bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Lưỡi vàng là bị bệnh gì?
Lưỡi bình thường sẽ có màu hồng cùng với một lớp phủ mỏng màu trắng ở phía trên. Sắc thái hồng của lưỡi có thể ở mức độ đậm nhạt tùy theo mỗi người. Lưỡi khỏe mạnh cần có nhiều nhú ở trên mặt và hai bên, và các nhú này thường có những nốt sần nhỏ, nhiều thịt, có kết cấu thô ráp ở đầu lưỡi.
Trong y học cổ truyền thường có phương pháp xem lưỡi để đoán bệnh. Bác sĩ có thể dựa vào hình dáng của lưỡi, màu sắc, kích thước và lớp phủ của lưỡi để chẩn đoán bệnh.
Lưỡi vàng là bị bệnh gì? Lưỡi vàng là sự thay đổi màu sắc của lưỡi thay vì màu hồng của người khỏe mạnh, bình thường. Lưỡi vàng có xu hướng xảy ra khi tế bào da chết, vi khuẩn hoặc các hạt đổi màu bị tích tụ trên bề mặt lưỡi. Đây có thể là vấn đề tạm thời, vô hại và có thể tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, có một vài trường hợp lưỡi đổi màu vàng do vấn đề sức khỏe, chẳng hạn hiện tượng vàng da, cần được điều trị.
Nguyên nhân lưỡi vàng lưỡi vàng có thể do:
- Lưỡi lông vàng lông đen. Khá nhiều người thắc mắc lưỡi vàng là biểu hiện của bệnh gì. Tình trạng này có thể được gây ra bởi da chết và tích tụ thực phẩm lâu ngày. Vấn đề này khá phổ biến khi u nhú mặt lưỡi sưng to hoặc thô ráp. Khi sự tích tụ này được kết hợp với vi khuẩn hoặc nấm men thì có thể làm cho lưỡi có màu vàng lông đen. Các dấu hiệu khác của lưỡi màu vàng là hôi miệng, có vị lạ trong miệng hoặc có vị kim loại,...
- Lưỡi vàng do sử dụng kháng sinh quá nhiều. Khi sử dụng một số loại kháng sinh, thuốc giảm đau, có thể gây ra tình trạng lưỡi vàng do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng. Từ đó khiến cho vi khuẩn hoặc nấm men cư trú và phát triển nhanh trên lưỡi và chuyển lưỡi thành màu vàng.
- Lưỡi vàng bệnh gì, liệu liên quan đến các sản phẩm chăm sóc răng miệng hay không. Với những đối tượng có thói quen chăm sóc răng miệng thì tình trạng lưỡi chuyển màu vàng có thể là vấn đề cần được kiểm tra. Một số sản phẩm chăm sóc răng miệng như dụng cụ chải răng, kem đánh răng, nước súc miệng có thể làm cho lưỡi đổi màu thành vàng hoặc thậm chí là đen. Việc không thay bàn chải đánh răng cũng có thể là nguồn nhiễm nấm mốc hoặc nước súc miệng có chứa nhiều hóa chất, phụ gia không có lợi cho sức khỏe và làm cho lưỡi bị đổi màu.
- Vàng da có thể ảnh hưởng và làm đổi màu lưỡi thành màu vàng. Một trường hợp khá hiếm gặp với lưỡi bị vàng và có thể là dấu hiệu của người bị vàng da hoặc mắc các vấn đề về gan. Khi cơ thể hoặc lưỡi đổi màu sắc thì người bệnh cần đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- Nhiễm trùng. Lưỡi bị vàng rêu là bệnh gì? Khi một lớp phủ màu vàng rêu dày hình thành ở mặt sau của lưỡi thì có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhưng nếu lưỡi bị vàng ở mặt trên thì có thể là dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên. Trường hợp nhiễm virus có thể gây tình trạng lưỡi vàng hoắc ưng lên hoặc có thể xuất hiện lớp rêu bợn trắng.
- Chỉnh hình răng hàm mặt với các can thiệp như xỏ khuyên, nhổ răng, nâng mũi, cắt amidan... có thể gây ra tình trạng lưỡi đổi màu vàng. Quá trình chăm sóc chỉnh hình khá khó khăn và tốn nhiều thời gian. Nếu vệ sinh răng miệng kém có thể gây tình trạng nhiễm trùng và gây đổi màu cho lưỡi thành màu vàng.
- Ngoài ra, lưỡi vàng còn có thể do các nguyên nhân khác như hôi miệng, cảm giác nóng rát do trào ngược acid dạ dày thực quản, lưỡi địa lý, mất nước, khô miệng, hút thuốc lá quá nhiều, sự kích ứng lưỡi có thể do sử dụng đồ uống nóng, ăn thực phẩm nóng hoặc ăn nhiều kẹo cũng gây ra những tình trạng này.
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ thay đổi màu lưỡi
Có thể xuất hiện một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ làm cho lưỡi chuyển thành màu vàng bao gồm: vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thuốc lá nhiều, ăn trầu cau, uống cà phê và trà, uống rượu hoặc chất kích thích nhiều, mất nước, ung thư miệng, mắc các bệnh tự miễn, hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Khi nào bị lưỡi vàng thì nên đi khám bác sĩ. Trong một số trường hợp người bệnh đổi màu lưỡi cần phải khám bác sĩ nếu kèm theo các dấu hiệu như
- Các triệu chứng của vàng da bao gồm vàng da trên toàn bộ cơ thể và tròng mắt trắng, hoặc da bị bầm tím, cơ thể có dấu hiệu sốt, nôn mửa, tiêu chảy ra máu và đau bụng.
- Màu của lưỡi có thể thay đổi hoặc biến đổi bất thường so với lưỡi thông thường.
- Màu của lưỡi không biến mất dù đã thay đổi các thói quen về lối sống hoặc cũng áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc đã từng điều trị 2 tuần.
- Người bệnh có cảm giác đau đớn và khó chịu nhiều.
- Có các triệu chứng nghiêm trọng nhưng cảm thấy không rõ ràng và mơ hồ.
- Các tế bào da trên lưỡi rõ rệt hơn, và trông giống như một lớp lông.
Khi gặp các dấu hiệu trên người bệnh cần đến bác sĩ để được tư vấn bởi vì thể trạng của mỗi người là khác nhau cho nên không thể áp dụng một phương pháp điều trị cho nhiều người khi chưa được chẩn đoán chính xác.
3. Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng lưỡi vàng
Nếu tình trạng lưỡi chuyển sang màu vàng do thói quen hàng ngày hoặc ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng lưỡi bị chuyển màu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra lâu và các áp dụng các biện pháp trên không cải thiện được thì cần đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Một số biện pháp tại nhà giúp cải thiện tình trạng lưỡi đổi thành màu vàng:
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ. Sử dụng thêm nước súc miệng bao gồm dung dịch nước và hydro peroxide để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đặc biệt nên lựa chọn các loại nước súc miệng có nguồn gốc thảo dược để gỡ bỏ được lớp rêu vàng hoặc trắng trên mặt lưỡi, đồng thời làm cho miệng thơm tự nhiên.
- Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi chuyên nghiệp định kỳ để cạo bay lớp lưỡi bị biến đổi thành màu vàng. Không nên sử dụng bàn chải đánh răng để thực hiện việc này vì bàn chải đánh răng có thể làm kích ứng lưỡi và gây tổn thương cho lưỡi.
- Nên bổ sung thêm nước khoáng hàng ngày với số lượng từ 3 đến 4 ly để cuốn trôi vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời rửa sạch lưỡi tự nhiên và làm ẩm khoang miệng.
- Tăng hàm lượng thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa đồng thời phòng chống các triệu chứng khó chịu của dạ dày như trào ngược acid dạ dày thực quản... có thể là những nguyên nhân gây nên tình trạng lưỡi đổi màu.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, có đường hoặc các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá
- Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều dầu, tinh bột hoặc các loại đồ ăn và đồ uống có nhuộm màu
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.