Điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi, do các tổn thương thần kinh hoặc tổn thương mạch máu não. Tuy nhiên, rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng phổ biến hơn.

1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Tiền đình là một cơ quan của hệ thần kinh trung ương nằm ở phía sau ốc tai, phối hợp với hệ thống ống tai có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế, giữ thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Hệ thống tiền đình cấu tạo gồm 2 phần: 3 ống bán khuyên và cơ quan tiền đình thực sự. Các ống bán khuyên (trên, ngang, sau) chứa các tế bào thần kinh cảm giác tiếp nhận thông tin. Bộ phận tiền đình tiếp nhận xử trí thông tin từ các ống bán khuyên sau đó truyền lên hệ thống não bộ thông qua dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh số VIII).

Vậy rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào? Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, nguyên nhân từ dây thần kinh số VIII (gồm nhánh thần kinh ốc tai và nhánh thần kinh tiền đình) và các hệ thống liên kết của nó. Nếu hệ thống này bị tổn thương, thông tin dẫn truyền bị sai lệch, trái ngược nhau hoặc không rõ ràng làm cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai...

Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi trung niên (nam nhiều hơn nữ) và người già. Càng lớn tuổi thì các triệu chứng bệnh càng nặng nề do sự suy giảm chức năng của hệ cơ quan tiếp nhận thông tin, cảm giác bản thể. Tuy nhiên, những năm gần đây do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, công việc và môi trường ô nhiễm dẫn đến tỷ lệ rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng tăng cao.

2. Phân loại bệnh lý rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình chia ra làm 2 loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm 90 - 95%. Tùy từng nguyên nhân bệnh mà có các biểu hiện bệnh nhẹ thoáng qua hay nặng nề kéo dài gây ra các chấn thương nghiêm trọng.
  • Rối loạn tiền đình trung ương ít gặp hơn, thường do tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng bệnh cũng đa dạng và nặng nề hơn nhiều so với rối loạn tiền đình ngoại biên.

3. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở người trẻ

Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên bao gồm:

  • Viêm thần kinh tiền đình (dây thần kinh số VIII);
  • Viêm nhiễm vùng tiền đình ốc tai;
  • Bệnh lý Ménière;
  • Rò dịch tai;
  • U dây thần kinh số VIII;
  • Dị vật ống tai ngoài gây tổn thương tiền đình;
  • Viêm tai giữa cấp;
  • Huyết áp thấp, các bệnh lý tim mạch,... gây tắc nghẽn mạch máu và thiếu máu lên não.
  • Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: Suy giáp, tiểu đường và tăng ure máu,...

Các nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương:

  • Đau đầu Migraine;
  • Bệnh lý nhiễm trùng, xuất huyết, nhồi máu não;
  • Xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ chèn ép mạch máu;
  • Chấn thương sọ não, u não;
  • Bệnh lý xơ cứng rải rác.

Một số nguyên nhân khác:

  • Người trung niên (nam > nữ), phụ nữ mãn kinh chức năng của một số cơ quan suy giảm sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh nhân sau các chấn thương nặng mất máu, phụ nữ sau sinh, nôn máu, đi ngoài ra máu... gây thiếu máu nuôi dưỡng cũng gây ra các biểu hiện của rối loạn tiền đình.
  • Căng thẳng thường xuyên, mất ngủ kéo dài, thời tiết thay đổi đột ngột,... cũng là yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh.
  • Nhiễm độc hoặc sử dụng kéo dài một số loại thuốc như kháng sinh nhóm aminoglycosid, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau... gây tổn thương hệ thống tiền đình.

Ngày nay, rối loạn tiền đình ở người trẻ xuất hiện nhiều do thói quen sinh hoạt, ăn ngủ không điều độ, lười vận động, dùng quá nhiều chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và môi trường làm việc nhiều tiếng ồn,...

4. Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Bệnh nhân rối loạn tiền đình thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt, không thể làm chủ được tư thế;
  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế;
  • Buồn nôn, nôn, đau đầu;
  • Ù tai, giảm thính lực;
  • Tê tay chân, run;
  • Khó tập trung, hay quên;
  • Tăng nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực và thở nhanh nông.

5. Sâm đất, đinh lăng, bạch quả - Thảo dược giúp điều trị và phòng ngừa rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi

Rối loạn tiền đình ở người trẻ thường biểu hiện triệu chứng nhẹ, ít nghiêm trọng và không để lại nhiều di chứng nặng nề. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn cần được chú trọng để ngăn ngừa bệnh tiến triển làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, ngoài việc tuân theo chỉ định dùng thuốc Tây y thì người bị rối loạn tiền đình cần kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược có thành phần chính như: Bạch quả, Sâm đất, Đinh lăng, Hạt mào gà... để gia tăng hiệu quả điều trị. Trong Y học cổ truyền:

- Sâm đất: Có tác dụng chống oxy hóa (bảo vệ) hệ thần kinh, tiêu sợi huyết, hạ đường huyết, cholesterol máu, chống tăng huyết áp, hỗ trợ cải thiện hệ thần kinh

- Đinh lăng: Có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa tế bào thần kinh, kích thích miễn dịch.

- Bạch quả: Giúp làm tăng lưu lượng máu não vùng chất xám và chất trắng ở đỉnh thùy chẩm trái, gia tăng tuần hoàn máu đến toàn bộ các vùng não.

Hạt mào gà: Giúp tạo các enzyme chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do

Các vị thuốc trên đều có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não, gia tăng tưới máu đến các vùng của não bộ. Việc sử dụng sản phẩm có các thành phần thảo dược này giúp tăng cường các yếu nuôi dưỡng, bảo vệ, chống thoái hóa tế bào thần kinh não bộ. Từ đó, cải thiện triệu chứng đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ do rối loạn tiền đình gây ra.

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình ở người trẻ bao gồm:

  • Sử dụng các sản phẩm bổ não có thành phần thảo dược: Giúp tăng tưới máu đến toàn bộ các vùng của não, bổ sung các yếu tố nuôi dưỡng, bảo vệ, chống thoái hóa tế bào thần từ đó phòng ngừa các rối loạn tiền đình.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1-2 giờ, tránh ngồi lâu cùng một tư thế.
  • Luyện tập thể lực, tăng cường vận động thể dục thể thao phù hợp, tập các động tác vùng đầu, vùng cổ gáy.
  • Uống đủ nước 2 lít/ ngày.
  • Tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Tránh đọc sách báo, xem điện thoại khi ngồi trên ô tô.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ đêm, tránh thức khuya.
  • Chế độ ăn uống đúng bữa, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường các loại trái cây, rau xanh, hạn chế ăn mặn, thức ăn nhanh và các chất béo ngọt.
  • Tránh các vận động mạnh vùng cổ gáy.

Nếu tình trạng bệnh không cải thiện khi thực hiện các biện pháp trên thì người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và có các phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị nội khoa bao gồm: Nhóm thuốc giảm triệu chứng chóng mặt, nôn mửa (thuốc kháng histamin, thuốc an thần Benzodiazepine, thuốc ức chế chọn lọc canxi); Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não (Piracetam, Almitrin-raubasin, Betahistine và Ginkgo biloba).
  • Điều trị phục hồi chức năng: Các bài tập kích thích vận động và rèn luyện não bộ...
  • Nếu các điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị khác như: Tái định vị sỏi tai, phẫu thuật phục hồi chức năng tai.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Não Á Âu

Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng, mệt mỏi

20221021_012712_706469_Duoc_A_Au__Bo_nao_A_Au.png

Thành phần

Cao Sâm đất 100mg, Dimethylglycine 50mg, Cao Đinh lăng 30mg, Cao hạt mào gà trắng 30mg, Chiết xuất Bạch quả 20mg.

Đối tượng sử dụng

- Người bị thiểu năng tuần hoàn máu não với các biểu hiện: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình.

- Người thường xuyên phải làm việc , học tập thức khuya.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

(XNQC: 2037/2020/ATTP-XNQC)

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe