Điều gì xảy ra khi cơ thể chịu nhiệt quá nóng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Sinh lý cơ thể người có các cơ chế điều hòa giữ thân nhiệt cơ thể luôn ổn định, tuy nhiên đặc điểm này cũng có giới hạn. Khi trong môi trường khắc nghiệt và kéo dài, cơ thể sẽ không đủ khả năng bù trừ dẫn đến các rối loạn ở các mức độ, đặc biệt có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trang bị cho bản thân kiến thức về các tác động của môi trường đến cơ thể là điều cần thiết để bạn có thể thích ứng với hoàn cảnh, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

1. Những bệnh liên quan đến nhiệt

Bệnh do nhiệt bao gồm một số rối loạn khác nhau, mức độ nghiêm trọng thay đổi từ chuột rút cơ bắp và kiệt sức vì nóng đến say nắng (đó là một trường hợp khẩn cấp đe dọa mạng sống). Bệnh do nhiệt mặc dù có thể phòng ngừa, nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là đối tượng làm việc ở môi trường nắng nóng. Khi say nắng không được điều trị kịp thời và hiệu quả, tỷ lệ tử vong sẽ đến 80%.

Bệnh nhân bị kiệt sức do nóng dễ dàng bị mất sức và khó duy trì chức năng thần kinh bình thường. Trong cơn say nắng, các cơ chế bù trừ sự thoát nhiệt không thành công (mặc dù có thể vẫn còn mồ hôi) và chức năng thần kinh trung ương bị suy giảm. Say nắng nên được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực ở bệnh nhân tăng thân nhiệt và tình trạng thần kinh thay đổi hoặc rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương khác, bất kể có đổ mồ hôi.

Khi được điều trị nhanh chóng, hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn khỏi các bệnh do nhiệt. Tuy nhiên, sốc nhiệt có thể dẫn đến chết người nếu không được kiểm soát đúng cách.

Sơ cứu khi bị sốc thân nhiệt
Đứng dưới trời nắng nóng kéo dài dễ dẫn tới sốc nhiệt

2. Nguyên nhân của bệnh do nhiệt

Rối loạn nhiệt là do kết hợp tăng nhiệt lượng vào và giảm sản lượng thải ra.

2.1. Nhiệt lượng vào quá mức thường

Nhiệt lượng vào quá mức thường là kết quả của sự gắng sức, nhiệt độ môi trường cao, hoặc cả hai. Rối loạn do bệnh và sử dụng thuốc kích thích có thể làm tăng sản xuất nhiệt.

Lượng nhiệt dư thừa:

  • Một số rối loạn cơ bản: Cường giáp; Nhiễm trùng; Tăng thân nhiệt ác tính; Hội chứng thần kinh ác tính; Ngộ độc Salicylate nặng; Động kinh; Hội chứng serotonin.
  • Nhiệt độ môi trường cao
  • Thuốc kích thích: Amphetamines; Cocain; Methylenedioxymethamphetamine (MDMA, hoặc Ecstasy); Chất ức chế monoamin oxidase; Phencyclidine (PCP)
  • Hoạt động gắng sức: Tập thể dục, hoạt động thể chất

2.2.Làm mát kém

Làm mát kém có thể là kết quả của bệnh béo phì, độ ẩm cao, nhiệt độ môi trường cao, mặc quần áo nặng và bất cứ điều gì làm tổn thương cơ chế đổ mồ hôi hoặc bay hơi mồ hôi.

2.3.Tác dụng lâm sàng của bệnh do nhiệt

Tác dụng lâm sàng của bệnh do nhiệt bị trầm trọng hơn bởi những điều sau đây:

  • Không có khả năng chịu được việc tăng nhu cầu tim mạch tăng lên (ví dụ, do lão hóa, suy tim, bệnh thận mãn tính, rối loạn hô hấp, suy gan)
  • Mất nước
  • Rối loạn điện giải
  • Sử dụng một số loại thuốc cơ bản

Người già và trẻ có nguy cơ cao với bệnh do nhiệt. Người cao tuổi có nguy cơ cao, vì họ thường sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ, có tỷ lệ mất nước và suy tim cao hơn, đồng thời làm mất khả năng tổng hợp các protein điều nhiệt khi bị shock nhiệt. Trẻ em có nguy cơ cao do tỷ lệ bề mặt da cơ thể - khối lượng lớn hơn (dẫn đến tăng nhiệt độ cao từ môi trường vào một ngày nóng) và tốc độ sản xuất mồ hôi chậm. Trẻ em chậm hơn để thích nghi với khí hậu và ít đáp ứng cảm giác khát.

Đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi khiến cơ thể mất đi một lượng nước lớn và muối

Nguyên nhân mắc các bệnh lý về nhiệt có thể chia làm 2 thể chính:

  • Kiệt sức do tập thể dục dưới nắng nóng hoặc say nắng.
  • Không hoạt động gắng sức nhưng vẫn bị sốc nhiệt.

Các trường hợp nhiệt kiệt sức, chuột rút do nhiệt, sốc nhiệt đều xảy ra khi cơ thể không thể tự làm mát một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi trường hợp đều có điểm khác biệt nhỏ:

  • Nhiệt kiệt sức xảy ra khi cơ thể mất đi một lượng lớn nước và muối thông qua việc đổ nhiều mồ hôi và đặc biệt thông qua việc làm lụng hay luyện tập vất vả. Việc mất đi các chất lỏng cần thiết này làm xáo trộn hệ tuần hoàn can thiệp vào các chức năng não bộ. Những bệnh nhân mắc các vấn đề về tim, phổi, thận hoặc đang trong quá trình ăn kiêng Natri có thể đặc biệt dễ mẫn cảm với nhiệt kiệt sức.
  • Chuột rút do nhiệt cũng xảy đến khi cơ thể mất đi lượng chất lỏng và muối lớn. Nhưng chuột rút do nhiệt còn xảy ra kèm theo sự mất đi các chất dinh dưỡng khác như kali và magie, đặc biệt xảy ra trong quá trình gắng sức hết mức.
  • Sốc nhiệt là bệnh lý về nhiệt nghiêm trọng nhất, xảy ra khi cơ thể chịu đựng sự phơi mình trong cái nóng dài và gay gắt và làm mất đi khả năng tự làm mát. Trong nhiệt độ nóng gay gắt và kéo dài, một bộ phận của não bộ bình thường sẽ điều hoà nhiệt độ cơ thể, vì thế cơ thể sẽ hạ nhiệt. Những người có các tình trạng bệnh gây sụt giảm khả năng điều tiết mồ hôi của cơ thể, chẳng hạn như xơ cứng bì hoặc u xơ nang có thể có nguy cơ bị sốc nhiệt lớn hơn.

3. Phương pháp điều trị cho các bệnh lý vì nhiệt

3.1. Chuột rút

Xử lý cơ bản là tránh khỏi môi trường nhiệt và cung cấp dịch.

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc, nước ép đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nước uống điện giải và ăn những món ăn có độ mặn vừa phải. Xoa bóp nhẹ nhàng hoặc bóp mạnh vào những vùng cơ bắp bị chuột rút có thể làm dịu đi các cơn co thắt.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần được truyền dịch tĩnh mạch bằng dung dịch có chứa muối. Nếu những cơn chuột rút vì nhiệt không biến mất trong vòng một giờ hoặc bạn có vấn đề về tim mạch hay đang trong chế độ ăn kiêng mặn thì hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

3.2. Với tình trạng kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt

Đầu tiên, bạn hãy kêu gọi sự trợ giúp y tế khẩn cấp, điều này rất quan trọng. Sau đó, nếu có thể, hãy cho bệnh nhân uống nước, tuy nhiên không nên cho uống nếu bệnh nhân đang trong tình trạng đờ đẫn hay đã ngất đi. Tránh sử dụng đồ uống có cồn hay có chứa caffeine.

Phương pháp điều trị cơ bản cho kiệt sức do nhiệt là bù dịch và điện giải. Người bệnh nên được chuyển đến vị trí mát mẻ, đặt nằm thẳng hoặc nâng chân cao hơn đầu, uống từng ngụm nhỏ nước mát, hơi mặn như nước uống điện giải, nước ép cà chua, nước canh thịt nguội hoặc các loại nước ép rau và trái cây khác.

Sốc nhiệt thường xảy đến nhanh chóng và có thể gây ra tổn thương não bộ vĩnh viễn, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bất kỳ ai bị sốc nhiệt cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

  • Trong khi nhân viên y tế đang đến, người giúp đỡ nên di chuyển bệnh nhân vào bóng mát hay che phủ họ bằng quần áo hay ga giường ướt. Có thể cởi bỏ quần áo bệnh nhân và rưới họ bằng nước mát cho đến khi nhân viên y tế có mặt.
  • Những túi đá chườm có thể được đặt ở các vị trí háng, cổ, nách hoặc được làm mát bằng tay, quạt máy hay máy sấy được điều chỉnh nhiệt độ lạnh (không được sử dụng máy sấy nhiệt độ nóng).
  • Nếu có thể, hãy sử dụng nhiệt kế để giám sát nhiệt độ bệnh nhân và dừng việc làm mát nếu nhiệt độ cơ thể của họ đã về mức bình thường.
  • Khi đã đến các cơ sở y tế, bệnh nhân đã chịu tình trạng sốc nhiệt sẽ được tiêm dịch truyền tĩnh mạch để điều chỉnh tình trạng mất nước và cung cấp đầy đủ natri, kali. Bệnh nhân còn có thể được tiêm thuốc tĩnh mạch nhằm kiểm soát những cơn co giật hoặc các biến chứng khác. Theo dõi tại giường bệnh trong vòng 24 giờ đến một vài ngày.
nước ép
Bổ sung nước ép hoa quả để bù nước và chất cho cơ thể

4. Phòng ngừa các bệnh lý về nhiệt

4.1. Giác quan tốt nói chung là cách phòng ngừa tốt

  • Trong thời tiết nóng quá, người cao tuổi và người trẻ không nên ở trong các khu nhà không thoáng khí mà không có hệ thống làm mát.
  • Trẻ em không nên ở lại trong xe ô tô khi nắng nóng.
  • Nếu có thể, hãy tránh những hoạt động gắng sức trong một môi trường rất nóng hoặc không gian không đủ thoáng khí và không nên mặc quần áo cách nhiệt kém.
  • Giảm cân sau khi tập thể dục, làm việc có thể được sử dụng để theo dõi lượng nước mất. Theo đó, những người bị mất từ 2 đến 3% trọng lượng cơ thể nên được nhắc nhở uống nhiều chất lỏng và hồi phục 1 kg trọng lượng trước khi bắt đầu tiếp xúc ngày hôm sau. Nếu lượng nước mất > 4% trọng lượng cơ thể, hoạt động nên được giới hạn trong 1 ngày.
  • Nếu không thể tránh khỏi việc gắng sức trong môi trường nóng, cần bổ sung nước bằng cách uống thường xuyên. Việc bốc hơi nước phải được tạo điều kiện bằng cách mặc quần áo bằng lưới thoáng mát hoặc sử dụng quạt trong quá trình làm việc.

4.2. Cung cấp đủ dịch, điện giải cho cơ thể

Duy trì đủ lượng chất lỏng và natri giúp ngăn ngừa các bệnh do nhiệt gây ra. Khát là một chỉ số báo hiệu sự mất nước mức độ nặng và sự cần thiết phải thay thế chất lỏng trong khi gắng sức, vì khát không kích thích trung tâm đến khi áp lực thẩm thấu huyết tương tăng 1 đến 2% trên bình thường. Vì vậy, nên bổ sung nước dù có khát hay không. Việc gắng sức kéo dài gây ra mất mồ hôi rất cao, đòi hỏi thời gian nghỉ ngơi làm giảm tỷ lệ mồ hôi và cho phép thời gian để bù nước. Đối với hầu hết các tình huống và hoạt động, nước suối là phù hợp để tránh mất nước.

Bù thêm các dung dịch có chứa điện giải nếu ở trong tình huống có khả năng gây mất điện giải qua mồ hôi, rối loạn cân bằng nước, điện giải.

4.3. Có chế độ cho cơ thể thích nghi dần với môi trường nhiệt

Việc gia tăng dần dần mức độ và số lượng công việc được thực hiện trong nhiệt độ nóng cuối cùng dẫn đến việc làm quen với khí hậu, cho phép mọi người làm việc an toàn ở nhiệt độ mà trước đây không thể chấp nhận hoặc đe dọa đến tính mạng.

Để đạt được lợi ích tối đa, thói quen khí hậu thường đòi hỏi phải mất 8 đến 11 ngày trong môi trường nóng với một số bài tập hàng ngày (ví dụ, từ 1 đến 2 giờ / ngày với cường độ gia tăng từng ngày). Làm quen với khí hậu làm tăng đáng kể lượng mồ hôi (và do đó làm mát) tạo ra ở một mức độ gắng sức nhất định và giảm rõ rệt lượng chất điện giải của mồ hôi. Làm quen với khí hậu giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh do nóng.

4.4. Điều chỉnh mức độ hoạt động

Khi có thể, mọi người nên điều chỉnh mức độ hoạt động của họ dựa trên môi trường và bất kỳ thiết bị làm giảm tổn thương do nóng (ví dụ như trang phục phòng cháy chữa cháy). Thời gian làm việc nên rút ngắn và thời gian nghỉ ngơi tăng lên khi:

  • Nhiệt độ tăng
  • Tăng độ ẩm
  • Khối lượng công việc nặng hơn
  • Mặt trời chiếu sáng mạnh hơn.
  • Không có gió.
  • Khi mặc quần áo bảo vệ hoặc trang bị bảo hộ

Những bệnh lý liên quan đến nhiệt có thể gây sốc nhiệt, thậm chí tử vong cho người bệnh. Vì thế, trong thời tiết nắng nóng, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nắng nóng để đảm bảo sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan