Dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi giúp cho hệ xương, răng vững chắc. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò trong việc sản xuất insulin và chức năng miễn dịch. Vì vậy, thiếu vitamin D không chỉ khiến cho xương trở nên mỏng, giòn dễ bị biến dạng, mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh ngoài hệ thống xương như: nhiễm trùng, ung thư, đái tháo đường...

1. Vai trò của Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho xương chắc khỏe, vì nó giúp cơ thể sử dụng canxi từ chế độ ăn. Không chỉ thiếu vitamin D mới liên quan đến bệnh còi xương, mà ngày càng nhiều nghiên cứu đang tiết lộ tầm quan trọng của vitamin D trong việc bảo vệ chống lại một loạt vấn đề về sức khỏe. Thiếu vitamin D - khi mức độ vitamin D trong cơ thể quá thấp - có thể khiến cho xương trở nên mỏng, giòn hoặc sai lệch.

Vitamin D cũng đóng vai trò trong việc sản xuất insulin và chức năng miễn dịch. Ngày nay, đang bắt đầu có những nghiên cứu mối liên quan của vitamin D đến phòng ngừa bệnh mãn tính và ung thư. Mặc dù lượng vitamin mà người trưởng thành có được từ chế độ ăn nhưng thường ít hơn so với khuyến cáo.

Đối với hầu hết người lớn, thiếu vitamin không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số nhóm người đặc biệt là những người béo phì, có màu da sậm và người có tuổi trên 65 có thể lượng vitamin D thấp hơn do chế độ ăn uống, ít thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các yếu tố khác.

Chế độ ăn cung cấp vitamin D được khuyến nghị cho người lớn (RDA) là 600 IU/ngày. Và con số này có thể lên tới 800 IU/ngày đối với người trên 70 tuổi. Để đạt được mức này, cần phải lựa chọn thực phẩm giàu vitamin D. Ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá bơn,... Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D trong cơ thể cao chưa chứng minh được sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho cơ thể. Trên thực tế, quá nhiều vitamin D cũng có thể liên quan đến các vấn đề sức khoẻ khác.

chăm sóc sức khỏe xương
Vitamin D rất cần thiết cho xương

2. Nguyên nhân thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D có thể xảy ra vì:

  • Không tiêu thụ lượng vitamin D được theo đúng nhu cầu khuyến nghị. Điều này có thể xảy ra nếu sử dụng chế độ ăn thuần chay. Bởi vì hầu hết các nguồn thức ăn tự nhiên là động vật chứa nhiều vitamin D bao gồm như: cá, dầu cá, lòng đỏ trứng, sữa... không được sử dụng trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D được cơ thể tạo ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu chỉ ở trong nhà hoặc sử dụng các sản phẩm chống nắng như kem chống nắng, quần áo bảo bộ thì giảm khả năng tiếp xúc giữa da với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D.
  • Làn da tối màu: Các sắc tố melanin làm giảm khả năng tạo vitamin D của da để đáp ứng với ánh nắng mặt trời.
  • Thận không thể chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động.
  • Hệ thống tiêu hóa không hấp thụ đầy đủ vitamin D. Một số người có thể mắc các vấn đề về y tế như bệnh Crohn, xơ nang, bệnh Celiac, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D của ruột từ thực phẩm.
  • Béo phì: Vitamin D được chiết xuất từ máu bởi các tế bào mỡ, và làm thay đổi sự giải phóng của nó vào tuần hoàn. Những người có chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên thường có lượng vitamin D máu thấp.
Suy thận
Người bị bệnh lý thận có thể xảy ra tình trạng thiếu vitamin D

2. Dấu hiệu thiếu vitamin D

2.1. Thường xuyên ốm hoặc bị nhiễm bệnh

Một trong những vai trò quan trọng nhất của vitamin D là giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để có thể chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D phổ biến nhất là tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc nhiễm trùng.

Vitamin D tương tác trực tiếp với các tế bào chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng. Nếu thường xuyên bị bệnh, đặc biệt là bị cảm lạnh hoặc cúm, tức là nồng độ vitamin D thấp sẽ là một trong những yếu tố góp phần gây bệnh.

Một số nghiên cứu quan sát lớn đã chỉ ra mối quan hệ giữa thiếu hụt vitamin D và nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, và viêm phổi. Hay nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng bổ sung vitamin D liều lên tới 4,000 IU/ngày có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Hoặc một nghiên cứu khác ở những người mắc chứng rối loạn phổi mãn tính (COPD), chỉ những người bị thiếu vitamin D nghiêm trọng sẽ cho kết quả tốt sau khi can thiệp sử dụng bổ sung liều cao trong một năm

Cảm cúm
Thường xuyên ốm hoặc bị nhiễm bệnh do thiếu vitamin D

2.2. Mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi có nhiều nguyên nhân và thiếu vitamin D có thể là một trong số đó. Các nghiên cứu trường hợp đã chỉ ra rằng nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể gây ra mệt mỏi ảnh hưởng tiêu cực hoặc nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Trong một nghiên cứu trường hợp, phụ nữ phàn nàn về mệt mỏi và đau đầu kinh niên vào ban ngày. Sau khi kiểm tra phát hiện nồng độ vitamin D trong máu chỉ 5,9ng/ml. Đây là con số cực kỳ thấp. Và khi bổ sung vitamin D, thì nồng độ tăng lên 39ng/ml và các triệu chứng của bệnh đã được giải quyết. Hoặc trong một nghiên cứu quan sát lớn khác đã xem xét mối liên quan giữa vitamin D và sự mệt mỏi ở phụ nữ trẻ cho thấy, những phụ nữ có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn 20 ng/ml có nhiều khả năng phàn nàn về sự mệt mỏi hơn so với những người có nồng độ trong máu trên 30ng/ml.

Mệt mỏi
Mệt mỏi do thiếu vitamin D

2.3. Đau xương và lưng

Nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần gây đau xương và đau thắt lưng.

Các nghiên cứu quan sát lớn đã tìm thấy mối quan hệ giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh đau lưng mãn tính. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được ở những người thiếu hụt vitamin D có nhiều khả năng bị đau lưng bao gồm cả đau lưng nghiêm trọng làm hạn chế các hoạt động ban ngày của họ.

Thêm vào đó, trong một nghiên cứu có kiểm soát, những người thiếu vitamin D còn có khả năng đau xương ở chân, xương sườn hoặc khớp gấp đôi so với những người có lượng D trong máu ở giới hạn bình thường.

2.4. Trầm cảm

Trầm cảm có thể là một dấu hiệu thiếu vitamin D. Trong nghiên cứu phân tích, 65% các nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ vitamin D trong máu với bệnh trầm cảm. Ngoài ra, một số nghiên cứu có kiểm soát khác cũng đã chỉ ra rằng cung cấp vitamin D cho những người bị thiếu hụt có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm bao gồm cả trầm cảm theo mùa.

2.5. Chữa lành vết thương

Mức độ vitamin D trong máu không đủ có thể dẫn đến chậm lành vết thương sau phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Kết quả nghiên cứu ống nghiệm cho thấy vitamin D tăng sản xuất các hợp chất rất quan trọng để hình thành làn da mới như là một phần của quá trình chữa lành vết thương.

Một nghiên cứu trên người đã phẫu thuật nha khoa cho thấy, việc chữa lành sẽ bị giới hạn do thiếu vitamin D. Người ta cũng đề xuất rằng vai trò của vitamin D trong việc kiểm soát viêm và chống nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa bệnh đúng cách.

Hoặc một phân tích khác đã được xem xét ở bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm trùng bàn chân phát hiện rằng, những người bị thiếu vitamin D nghiêm trọng có nhiều khả năng có dấu hiệu viêm cao hơn và có thể gây nguy hiểm cho việc chữa lành vết thương. Hoặc một nghiên cứu khác cho kết quả khi bệnh nhân thiếu vitamin D bị loét chân được điều trị bằng vitamin, thì kích thước loét giảm trung bình khoảng 28%.

Vết thương nhiễm trùng
Vitamin D giúp chữa lành vết thương

2.6. Mất xương

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và chuyển hoá xương. Nhiều người già được chẩn đoán bị mất xương và họ tin rằng cần phải uống nhiều canxi hơn. Tuy nhiên, tình trạng mất xương của họ có thể là do thiếu vitamin D. Mật độ xương thấp là một dấu hiệu cho thấy xương đã mất canxi và khoáng chất khác. Điều này khiến cho người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao hơn.

Trong một nghiên cứu quan sát lớn ở hơn 1,100 phụ nữ trung niên trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa mức vitamin D thấp và mật độ khoáng xương thấp.

2.7. Đau cơ

Các nguyên nhân đau cơ thường rất khó xác định. Một số nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy thiếu vitamin D có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây đau cơ ở trẻ em và người lớn.

Trong một nghiên cứu, 71% người đau mãn tính được tìm thấy bị thiếu vitamin D. Bởi vì vitamin D có mặt trong các tế bào thần kinh được gọi là nociceptors sẽ biểu hiện cảm giác đau. Một nghiên cứu khác ở 120 trẻ thiếu vitamin D, dấu hiệu bị đau cơ ngày càng tăng, nhưng khi bổ sung một liều vitamin duy nhất làm giảm điểm đau trung bình khoảng 57%.

Khi đã hiểu rõ về vai trò và sự quan trọng của vitamin D với cơ thể, bạn nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung đầy đủ vitamin để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

98.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan