Cảm giác hưng phấn có thể được mô tả như một cảm giác vui mừng hoặc hạnh phúc mãnh liệt vượt quá những gì mong đợi trong những trường hợp bình thường. Hiện những đối tượng nào dễ có cảm giác hưng phấn?
1. Cảm giác hưng phấn là gì?
Sự hưng phấn có thể được mô tả là một cảm giác hạnh phúc tăng cao hoặc cực kỳ tích cực. Đây được coi là đại diện cho mức độ hạnh phúc hoặc mãn nguyện tột độ bất thường, vượt quá mức độ xảy ra trong các phản ứng cảm xúc bình thường. Những người bị trầm cảm lưỡng cực (hưng trầm cảm) trong giai đoạn hưng cảm có thể gặp phải sự hưng phấn. Đôi khi có thể xuất hiện trong các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, trong đó phản ứng cảm xúc và nhận thức về thực tế là bất thường. Sự hưng phấn trong bối cảnh của một tình trạng tâm thần cũng có thể đi kèm với các triệu chứng như:
- Bồn chồn
- Ảo giác
- Mất phương hướng
- Lú lẫn
- Hoang tưởng
- Tâm trạng lâng lâng
2. Đối tượng dễ có cảm giác hưng phấn
2.1 Người bị rối loạn lưỡng cực có thể có cảm giác hưng phấn
Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là hưng trầm cảm, một tình trạng liên quan đến tâm trạng thay đổi với ít nhất một giai đoạn hưng cảm và cũng có thể bao gồm các giai đoạn trầm cảm lặp đi lặp lại. Tỷ lệ tự sát ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cao gấp 60 lần so với người bình thường. Rối loạn lưỡng cực được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có thể được mô tả là hỗn hợp theo chu kỳ nhanh dựa trên thời gian và tần suất của các cơn.
Cũng như hầu hết các bệnh tâm thần khác, rối loạn lưỡng cực không trực tiếp truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác về mặt di truyền mà được cho là do một nhóm phức tạp các yếu tố nguy cơ di truyền, tâm lý và môi trường. Thanh thiếu niên bị rối loạn lưỡng cực có nhiều khả năng bị trầm cảm và các giai đoạn hỗn hợp với những thay đổi nhanh chóng về tâm trạng.
Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực ở phụ nữ có xu hướng bao gồm trầm cảm và lo lắng hơn cũng như mô hình chu kỳ nhanh hơn so với các triệu chứng ở nam giới. Vì không có một xét nghiệm nào xác định chắc chắn rằng ai đó bị rối loạn lưỡng cực nên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chẩn đoán hội chứng này bằng cách thu thập thông tin y tế của gia đình và sức khỏe tâm thần toàn diện ngoài việc thực hiện đánh giá sức khỏe thể chất và tâm thần.
Điều trị rối loạn lưỡng cực bằng thuốc có xu hướng làm giảm các triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm đã có và ngăn các triệu chứng quay trở lại. Liệu pháp trò chuyện (tâm lý trị liệu) là một phần quan trọng trong việc giúp những người bị rối loạn lưỡng cực đạt được mức độ hoạt động cao nhất có thể.
2.2 Người sử dụng các chất ma túy
Lạm dụng và nghiện ma túy đều được xếp vào nhóm rối loạn sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện. Đây là một tình trạng được đặc trưng bởi mô hình tự hủy hoại bản thân khi sử dụng một chất dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, có thể bao gồm việc dung nạp hoặc cai nghiện chất đó. Việc sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện cũng dẫn đến cảm giác hưng phấn cao.
Mặc dù tác động cụ thể của thuốc lên não có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào loại thuốc đang sử dụng, nhưng hầu như mọi chất bị lạm dụng đều có ảnh hưởng đến các khu vực hoạt động điều hành của não. Thuốc đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng của não để ức chế các hành động mà người đó sẽ trì hoãn hoặc ngăn chặn.
Nghiện ma túy làm tăng nguy cơ mắc một số tác nhân và tình trạng tiêu cực trong cuộc sống, đặc biệt nếu không được điều trị.
2.3. Người bị chứng tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần mãn tính, ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Nếu một người có sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng loạn thần nghiêm trọng thì được cho là đang bị rối loạn tâm thần cấp tính.
Loạn thần có nghĩa là lạc lõng với thực tế hoặc không thể tách rời thực tế khỏi những trải nghiệm không thực. Không có nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng có vẻ như các yếu tố di truyền và sinh học khác tạo ra tính dễ bị tổn thương đối với bệnh tâm thần phân liệt.
Với sự phức tạp của rối loạn này, các câu hỏi chính về căn bệnh như nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị khó có thể được giải quyết trong tương lai gần.
Các triệu chứng của tâm thần phân liệt có thể bao gồm
- Ảo tưởng
- Ảo giác
- Các triệu chứng tiêu cực
- Lời nói hoặc hành vi vô tổ chức.
Trong khi tâm thần phân liệt từng được chia thành các dạng rối loạn khác nhau, như dạng hoang tưởng và dạng không biệt hóa, thì hiện nay nó được coi là có các triệu chứng khác nhau của một dạng rối loạn hòa nhập. Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống có thể được phát hiện có tất cả các triệu chứng tâm thần phân liệt như các trẻ trưởng thành và tiếp tục có các triệu chứng đó khi trưởng thành.
Tâm thần phân liệt được coi là kết quả của một nhóm phức tạp các yếu tố nguy cơ di truyền, tâm lý và môi trường. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chẩn đoán tâm thần phân liệt bằng cách thu thập thông tin y tế, gia đình, sức khỏe tâm thần và xã hội, văn hóa toàn diện.
Ngoài việc cung cấp phương pháp điều trị phù hợp với chẩn đoán, các học viên còn cố gắng xác định sự hiện diện của các bệnh tâm thần khác có thể xảy ra cùng với bệnh tâm thần phân liệt. Những người bị tâm thần phân liệt có nhiều nguy cơ mắc một số vấn đề y tế, các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như có ý định tự tử hoặc tham gia vào các hành vi tự hại khác.
Những can thiệp tâm lý xã hội cho bệnh tâm thần phân liệt bao gồm giáo dục các thành viên trong gia đình, điều trị tại cộng đồng, đào tạo kỹ năng xã hội, liệu pháp hành vi nhận thức và quản lý cân nặng.
Tốt nhất khi gặp các vấn đề về trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, bạn cần được thăm khám ngay để nhằm có hướng can thiệp kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: medicinenet.com