Thuốc Bupropion: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Trầm cảm là bệnh lý tâm thần hay gặp hiện nay, bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, có nhiều thuốc điều trị trầm cảm khác nhau, trong đó có thể kể đến thuốc Bupropion. Vậy thuốc Bupropion là thuốc gì và sử dụng như thế nào?

1. Bupropion có tác dụng gì?

Thuốc Bupropion có tác dụng gì? Bupropion là một thuốc điều trị trầm cảm, thuốc giúp cải thiện tâm trạng và gia tăng cảm giác hạnh phúc cho người bệnh. Bupropion hoạt động bằng cách giúp khôi phục cân bằng của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não của người bệnh.


Bupropion được chỉ định trong điều trị bệnh trầm cảm
Bupropion được chỉ định trong điều trị bệnh trầm cảm

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị trầm cảm Bupropion

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị trầm cảm Bupropion trước khi sử dụng thuốc. Thuốc được dùng bằng đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn, thường dùng 3 lần mỗi ngày. Người bệnh bị đau dạ dày nên dùng thuốc cùng với thức ăn. Khoảng cách giữa các liều phải cách nhau ít nhất 6 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ bị co giật. Không dùng thuốc điều trị trầm cảm Bupropion nhiều hơn hoặc ít hơn so với chỉ định. Dùng bupropion nhiều hơn liều khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ bị co giật. Không dùng nhiều hơn 150 miligam mỗi lần và không dùng quá 450 miligam mỗi ngày.

Liều lượng thuốc điều trị trầm cảm Bupropion dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và phản ứng với điều trị. Có thể tăng liều từ từ để hạn chế các tác dụng phụ như mất ngủ và co giật. Để tránh tình trạng khó ngủ, người bệnh không nên dùng thuốc này quá gần giờ đi ngủ và báo cho bác sĩ biết nếu hiện tượng mất ngủ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Người bệnh không được ngừng dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, một số triệu chứng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngừng thuốc đột ngột. Liều thuốc của bệnh nhân nên được giảm dần trước khi dừng hẳn. Có thể mất 4 tuần trở lên để người bệnh mới có thể nhận thấy lợi ích đầy đủ của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion. Tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi người bệnh cảm thấy cảm thấy các triệu chứng đã tốt hơn. Báo với bác sĩ khi tình trạng bệnh không cải thiện hoặc thậm chí là xấu đi.

XEM THÊM: Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion

Các tác dụng phụ dễ xảy ra của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion như:

Thuốc điều trị trầm cảm Bupropion có thể gây tăng huyết áp của bệnh nhân, do đó hãy đo huyết áp và nếu có bất thường cần báo ngay cho bác sĩ. Một số tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng khác của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion bao gồm:

  • Đau nặng ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Nhịp tim nhanh, đập mạnh hoặc không đều;
  • Các vấn đề về thính giác, ù tai;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Thay đổi tâm thần/tâm trạng (như kích động, lo lắng, lú lẫn, ảo giác, mất trí nhớ);
  • Cử động mất kiểm soát;
  • Sụt cân hoặc tăng cân bất thường;
  • Đau, sưng đỏ mắt, giãn đồng tử;
  • Thay đổi thị lực.

Thuốc Bupropion có thể gây co giật. Người thân hãy gọi ngay cho cấp cứu y tế khi bệnh nhân lên cơn co giật và tuyệt đối không sử dụng tiếp tục bupropion.


Mờ mắt là một tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion
Mờ mắt là một tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm Bupropion

Trước khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm Bupropion, nếu bệnh nhân bị dị ứng với hoạt chất này và các thành phần khác có trong thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để tránh những phản ứng dị ứng nguy hiểm. Một số tiền sử bệnh cần được quan tâm như:

  • Động kinh hoặc các yếu tố tăng nguy cơ co giật (chấn thương sọ não, chấn thương đầu, u não, dị dạng mạch máu não);
  • Sử dụng hoặc nghiện rượu;
  • Lệ thuộc một số thuốc (như benzodiazepine, thuốc giảm đau opioid, cocaine và chất kích thích);
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tim mạch (như suy tim sung huyết, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim);
  • Các vấn đề về gan thận (như xơ gan);
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc các rối loạn tâm thần (như rối loạn lưỡng cực, hưng cảm);
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có ý định hoặc cố gắng tự sát;
  • Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng nhãn áp (glaucoma đóng góc).

Không nên sử dụng thuốc Bupropion nếu bệnh nhân đã sử dụng các thuốc thường xuyên nhưng ngưng đột ngột như thuốc an thần (bao gồm các thuốc benzodiazepine), thuốc điều trị co giật hoặc rượu... vì nguy cơ co giật sẽ tăng cao.

Thuốc điều trị trầm cảm Bupropion có thể gây chóng mặt hoặc ảnh hưởng đến sự phối hợp động tác của bệnh nhân. Hạn chế các yếu tố làm nặng thêm vấn đề này như rượu, cần sa. Đồng thời, không làm các công việc đòi hỏi tỉnh táo, phối hợp các động tác nhuần nhuyễn khi người bệnh cảm thấy thực hiện không đảm bảo an toàn. Người lớn tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Bupropion, đặc biệt là chóng mặt và mất trí nhớ.

Phụ nữ thời kỳ mang thai chỉ sử dụng Bupropion trong trường hợp thật cần thiết. Tuy nhiên, các rối loạn tâm thần (như trầm cảm, trầm cảm theo mùa, rối loạn lưỡng cực) nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, do đó đừng ngừng thuốc điều trị trầm cảm này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân trầm cảm có kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai hãy thảo luận ngay với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng Bupropion trong thai kỳ. Thuốc Bupropion có thể đi vào sữa mẹ và gây những ảnh hưởng không mong muốn đến trẻ sơ sinh bú mẹ, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.


Phụ nữ mang thai chỉ được uống thuốc khi được bác sĩ kê đơn
Phụ nữ mang thai chỉ được uống thuốc khi được bác sĩ kê đơn

5. Tương tác thuốc của thuốc điều trị trầm cảm Bupropion

Một số sản phẩm có thể tương tác với Bupropion bao gồm:

  • Codeine;
  • Pimozide;
  • Tamoxifen;
  • Thioridazine.

Sử dụng các thuốc ức chế men MAO với Bupropion có thể gây ra tương tác thuốc nghiêm trọng (có thể gây tử vong). Do đó, không sử dụng các thuốc ức chế MAO (isocarboxazid, linezolid, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline, safinamide, selegiline, tranylcypromine) cùng lúc, trước 2 tuần hoặc sau 2 tuần điều trị bằng thuốc Bupropion.

Thuốc Bupropion có thể cản trở một số xét nghiệm cận lâm sàng (bao gồm khảo sát não chẩn đoán bệnh Parkinson, định lượng amphetamin nước tiểu) và gây sai lệch kết quả. Các triệu chứng khi sử dụng quá liều Bupropion bao gồm: co giật, ảo giác, nhịp tim nhanh hoặc chậm, mất ý thức. Khám tâm thần và thực hiện các xét nghiệm định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh nhân hoặc phát hiện các tác dụng phụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe