Cách tính nồng độ cồn trong máu

Rượu hay còn gọi là ethanol, là thành phần chính có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Để đo được nồng độ cồn thì có thể dùng đến máy thổi nồng độ cồn. Mặc dù máy thở cho kết quả nhanh, nhưng lại không chính xác như xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

1. Khi nào thực hiện xét nghiệm cồn trong máu?

Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (tên tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration và viết tắt là BAC) được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Có 2 lý do chính khiến người sử dụng rượu bia phải kiểm tra nồng độ cồn trong máu chính là: Về mặt pháp luật hoặc về mặt y tế.

  • Về mặt pháp luật

Một trong những lý do liên quan đến pháp luật phổ biến nhất là vi phạm nồng độ cồn trong máu cho phép của các tài xế được khi cảnh sát giao thông nghi ngờ người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia để tìm lỗi nồng độ cồn xe máy 2019 và các phương tiện giao thông khác như ôtô và kể cả xe đạp. Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cũng được thực hiện sau khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông và cảnh sát sẽ điều tra người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia có uống bia rượu trước khi gây tai nạn cho người khác và để truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông thường, người điều khiển phương tiện có thể kiểm tra nồng độ cồn tại chỗ bằng cách thổi vào máy đo nồng độ cồn, nếu từ chối, người đó có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ.

Một trường hợp khác liên quan đến mặt pháp lý là tai nạn lao động. Nếu bạn gặp tai nạn liên quan đến công việc thì cơ quan Y tế có thể kiểm tra xem bạn có sử dụng rượu bia rồi dẫn đến tai nạn hay không, nhằm hỗ trợ công ty bảo hiểm thực hiện các điều kiện để người bị tai nạn lao động có thể hưởng bảo hiểm thân thể hoặc bảo hiểm nhân thọ. Ngoài xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thì xét nghiệm này có thể được thực hiện với mẫu bệnh phẩm khác như: Xét nghiệm nước tiểu, máu, nước bọt hoặc hơi thở.


Kiểm tra nồng độ cồn trong máu qua hơi thở
Kiểm tra nồng độ cồn trong máu qua hơi thở

  • Về lý do y tế

Có thể gặp trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, lú lẫn hoặc có dấu hiệu say rượu, ngộ độc rượu khi tới bệnh viện. Trong các trường hợp này, xét nghiệm nồng độ cồn trong máu giúp các bác sĩ biết nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này có phải do người bệnh sử dụng rượu bia hay không và đưa ra các phác đồ điều trị, chăm sóc hiệu quả. Các bác sĩ thường kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào máy đo nồng độ cồn, nhưng khi người bệnh bất tỉnh thì sẽ lấy máu để thay thế.

2. Kết quả đo nồng độ cồn trong máu được tính như thế nào?

Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu, lượng máu này sẽ đi tới gan để chuyển hóa do đó, rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp gây độc cho gan. Khi uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu càng cao và gan phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hóa.

Khi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tăng lên, rượu bia ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn bạn nghĩ. Rượu bia ảnh hưởng đến cơ thể nhanh như thế nào tùy thuộc một số yếu tố như tuổi tác, giới tính và cân nặng, ví dụ người phụ nữ có vóc dáng người nhỏ sẽ cảm thấy say nhanh hơn so với một người đàn ông cao lớn.


Ethanol có trong bia rượu
Ethanol có trong bia rượu

Kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu trong có kết quả như sau thì sẽ:

  • BAC=0,03: Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hơi lú lẫn nhưng vẫn cảm thấy được kiểm soát được cơ thể, nhưng trong thực tế, khả năng phán đoán và tầm nhìn đã không còn tốt như khi tỉnh táo và khi này, bạn đã rất khó để có thể làm hai việc cùng một lúc.
  • BAC=0,05: Bạn đã giảm khả năng tự ý thức, khó khăn khi điều khiển cơ thể và phương tiện, không thể tập trung vào các vật thể chuyển động và cũng không thể phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp.
  • BAC=0,08: Khi này, bạn không thể đứng vững và gặp khó khăn khi nói chuyện và nhìn thẳng. Khả năng phản ứng chậm lại và khả năng phán đoán, tự kiểm soát đã giảm đi khá nhiều.
  • BAC=0,10: Khả năng phản ứng, phán đoán tiếp tục tồi tồi tệ hơn.
  • BAC=0,20: Lúc này, bạn có thể lú lẫn, bước đi lảo đảo, ngất xỉu hoặc nôn ói.
  • BAC=0,40: Ở mức độ này bạn có thể bị hôn mê và đe dọa đến tính mạng, do đó, bạn cần được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý, không bao giờ đoán nồng độ cồn trong máu dựa trên cảm giác của người sử dụng rượu bia.

3. Có ngưỡng nào an toàn khi uống rượu bia hay không?

Theo các chuyên gia thì không có ngưỡng nào đảm bảo an toàn nếu bạn lái xe mà có sử dụng rượu bia. Bạn có thể một số tin đồn rằng uống bia rượu sau một giờ thì sẽ hết lượng cồn trong máu do gan đã lọc hết rồi và khi đó nếu xét nghiệm máu thì sẽ không phát hiện ra bạn đã sử dụng rượu bia. Tuy nhiên, tin đồn này không chính xác, do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả BAC của bạn nên mỗi người sẽ khác nhau, như:

  • Tuổi tác: Cùng một lượng uống như nhau nhưng khi già hơn thì khả năng tăng BAC trong máu của người cao tuổi sẽ nhanh hơn so với người trẻ tuổi.
  • Khi ăn trước và trong uống rượu bia thì lượng BAC tăng chậm hơn.
  • Giới tính: Lượng BAC thường tăng nhanh hơn ở phụ nữ so với nam giới.
  • Cân nặng: Thông thường, người càng ít cân thì lượng BAC tăng càng nhanh.

Sự liên quan giữa cân nặng và BAC
Sự liên quan giữa cân nặng và BAC

  • Nếu có sử dụng thuốc hợp pháp và bất hợp pháp thì sẽ làm tăng lượng BAC nhanh hơn hoặc rượu bia phối kết hợp với thuốc gây ra các dụng phụ nguy hiểm.
  • Chủng tộc và dân tộc: Gen ảnh hưởng đến cách gan chuyển hóa rượu bia, do chủng tộc hoặc sắc tộc khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả BAC. Ví dụ, người châu Á và người Mỹ bản địa có xu hướng xử lý rượu bia chậm hơn nên khiến lượng BAC của họ tăng nhanh hơn so với chủng tộc khác.

Do đó, không nên tin tưởng vào sự đánh giá của bản thân khi đã sử dụng rượu bia do bạn không thể đưa ra quyết định chính xác như khi tỉnh táo.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe