Uống bao nhiêu rượu là quá nhiều?

Mặc dù thưởng thức đồ uống có cồn thường xuyên không có khả năng gây hại cho sức khỏe của bạn, nhưng uống quá mức có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến cơ thể và sức khỏe của bạn. Vậy thời điểm nào việc uống rượu trở nên có hại cho sức khỏe, cũng như uống bao nhiêu thì được coi là uống nhiều rượu.

1. Khuyến nghị uống rượu

Tiêu chuẩn về lượng đồ uống và khuyến nghị về uống rượu có sự khác nhau giữa các quốc gia.

Tại Hoa Kỳ, một đơn vị uống chuẩn khoảng 14gram nồng độ cồn, là lượng thường được tìm thấy trong 355ml bia thông thường, 150ml rượu thông thường, hoặc 45 ml rượu mạnh.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở khi uống rượu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Mặc dù có tiêu chuẩn về nồng độ cồn, nhưng trên thực tế các loại đồ uống khác nhau lại có nồng độ cồn khác nhau.

Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, lượng tiêu thụ rượu ở mức vừa phải là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 2% những người uống trong những giới hạn này bị rối loạn khi sử dụng rượu. Uống rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan, chẳng hạn như uống say, uống nhiều rượu, nghiện rượu.

Cơ quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất gây nghiện Mỹ (SAMHSA) định nghĩa uống rượu say là uống bốn ly hoặc nhiều hơn đối với phụ nữ và năm ly hoặc nhiều hơn đối với nam giới trong cùng một thời điểm hoặc uống trong một vài giờ.

Uống nhiều rượu được định nghĩa là uống say trong 5 ngày trở lên trong vòng một tháng. Trong khi đó, nghiện rượu là khi bạn bị suy giảm khả năng kiểm soát rượu, bận tâm đến việc sử dụng nó và tiếp tục sử dụng nó bất chấp hậu quả bất lợi mà nó gây ra.


Uống nhiều rượu có thể dẫn đến suy giảm khả năng kiểm soát rượu
Uống nhiều rượu có thể dẫn đến suy giảm khả năng kiểm soát rượu

2. Tác hại của rượu đối với cơ thể

Uống quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và hầu hết mọi bộ phận của cơ thể. Nó không chỉ làm tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bạn.

2.1 Não bộ

Uống quá nhiều rượu có thể có tác động tàn phá đến hệ thống thần kinh trung ương.

Một số yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của rượu và mức độ ảnh hưởng của nó đến não của bạn, bao gồm mức độ và tần suất bạn uống, độ tuổi bạn bắt đầu uống, giới tính của bạn và một số vấn đề khác.

Những ảnh hưởng ban đầu của rượu đối với hệ thần kinh trung ương bao gồm nói chậm, suy giảm trí nhớ và phối hợp tay-mắt bị tổn thương.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu nặng mãn tính với suy giảm trí nhớ. Sự phụ thuộc vào rượu là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh Alzheimer, đặc biệt là ở phụ nữ. Thêm vào đó, ước tính rằng tổn thương não liên quan đến rượu có thể chiếm 10% các trường hợp mất trí nhớ khởi phát sớm.

Mặc dù tổn thương não có khả năng được hồi phục một phần sau một thời gian dài tỉnh táo, tuy nhiên uống rượu trong thời gian dài và quá mức có thể làm suy giảm vĩnh viễn chức năng não.

2.2 Gan

Tổn thương gan là một hậu quả khác của việc uống rượu mãn tính. Hầu hết lượng rượu mà bạn tiêu thụ sẽ được chuyển hóa ở gan. Điều này tạo ra các sản phẩm phụ có khả năng gây hại, có thể làm hỏng các tế bào gan của bạn. Khi bạn tiếp tục uống theo thời gian, sức khỏe gan sẽ bị suy giảm.

Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là giai đoạn sớm nhất của tổn thương gan do rượu. Tình trạng này có thể xảy ra theo thời gian khi uống quá nhiều rượu dẫn đến sự tích tụ chất béo trong cơ thể ở tế bào gan, có thể cản trở chức năng gan.

Đây là phản ứng cơ thể phổ biến nhất đối với việc sử dụng rượu mãn tính và có thể phát triển ở 90% những người thường xuyên uống hơn 5 ly mỗi ngày.

Khi uống nhiều rượu, bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ tiến triển thành viêm gan, xơ gan và thậm chí là suy gan, đây là một tình trạng đe dọa đến tính mạng.


Rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan
Rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan

2.3 Phụ thuộc vào rượu

Tác hại của rượu có thể gây nghiện về tinh thần và thể chất.

Cảm giác muốn uống rượu, bạn luôn nghĩ về việc bạn sẽ uống lần tiếp theo ở đâu và khi nào, cảm thấy khó có thể thoải mái khi không có rượu chính là những dấu hiệu phổ biến của sự phụ thuộc vào rượu.

Nguyên nhân của sự phụ thuộc này có thể phức tạp. Nó có thể được gây ra một phần do di truyền và lịch sử gia đình, nhưng môi trường sống xung quanh bạn cũng có thể đóng một vai trò lớn.

2.4 Tác động khác

Uống rượu mãn tính có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Mặc dù gây ảnh hưởng sức khỏe khác nhau giữa các đối tượng, nhưng uống rượu thường liên quan đến trầm cảm và cảm giác lo lắng.

Một số người có thể sử dụng rượu như một biện pháp để cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, nhưng điều này thường chỉ giúp giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn. Về lâu dài, nó có thể làm suy yếu sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của bạn.

Uống rượu cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và thành phần cơ thể (tỷ lệ phần trăm chất béo, xương, nước và cơ bắp trong cơ thể). Mặc dù nghiên cứu về tác dụng của rượu đối với trọng lượng cơ thể là đa chiều, nhưng theo báo cáo, việc sử dụng rượu có liên quan đến tình trạng tăng cân.

Uống rượu ở mức độ vừa phải được xem là khá an toàn, nhưng uống quá nhiều rượu và lạm dụng có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.


Uống nhiều rượu có thể dẫn đến trầm cảm
Uống nhiều rượu có thể dẫn đến trầm cảm

3. Giới tính và di truyền ảnh hưởng đến chuyển hóa rượu

Giới tính và yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến tốc độ cơ thể bạn chuyển hóa rượu. Các enzyme chính liên quan đến chuyển hóa rượu là alcohol dehydrogenase (ADH) and aldehyde dehydrogenase (ALDH).

Phụ nữ thường có hoạt động ADH thấp hơn nam giới. Do đó, phụ nữ có thể chuyển hóa rượu với tốc độ chậm hơn, khiến họ dễ bị ảnh hưởng hơn. Ngoài ra, một số nam giới cũng có hoạt động ADH thấp.

Các tác dụng của rượu trên cơ thể bạn cũng có thể thay đổi dựa trên thành phần cơ thể của bạn. Ví dụ, trung bình cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo và ít nước hơn so với cơ thể đàn ông. Điều này có thể dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao hơn ở phụ nữ, ngay cả khi họ uống cùng một lượng với nam giới.

4. Một số đối tượng nên kiêng rượu

Đối với hầu hết mọi người, việc thỉnh thoảng sử dụng đồ uống có cồn thường không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số tình huống nhất định và trong các nhóm đối tượng cụ thể, nên tránh sử dụng rượu:

4.1 Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không có mức độ sử dụng rượu an toàn cho phụ nữ đang mang thai.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng sử dụng rượu trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh và các vấn đề về nhận thức và phát triển.

Một nghiên cứu cho thấy dị tật bẩm sinh có khả năng cao gấp 4 lần nếu người mẹ uống nhiều rượu trong ba tháng đầu.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sử dụng rượu trong khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh, khuyết tật phát triển và thiểu năng trí tuệ ở Hoa Kỳ.

Điều quan trọng cần lưu ý là rượu cũng có thể truyền vào sữa mẹ nếu mẹ cho con bú. Các bà mẹ cho con bú nên chờ để loại bỏ hoàn toàn rượu khỏi sữa mẹ sau khi uống. Quá trình này mất khoảng 2 giờ 2,5 giờ mỗi lần uống, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.


Sản phụ uống rượu làm tăng khả năng mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Sản phụ uống rượu làm tăng khả năng mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi

4.2 Các trường hợp khác

Một số đối tượng khác nên kiêng rượu, bao gồm:

Bị các bệnh mãn tính: Rượu có thể làm xấu đi các tình trạng sức khỏe từ trước như bệnh gan, tiểu đường và bệnh thận.

Thuốc: Rượu có thể tương tác với các loại thuốc theo toa và thảo dược không kê đơn, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh và opioids.

Uống rượu khi chưa đủ tuổi: Uống rượu khi chưa đủ tuổi, đặc biệt là uống nhiều và thường xuyên, có liên quan đến hậu quả tức thời và mãn tính.

Người nghiện rượu hiện tại và đang hồi phục: Phục hồi từ một rối loạn sử dụng rượu có thể khó khăn. Người nghiện rượu đang phục hồi nên ngừng uống rượu hoàn toàn và tránh các tác nhân gây lạm dụng.

Sử dụng rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bạn cũng nên kiêng uống nếu bạn có một số điều kiện y tế từ trước, chưa đủ tuổi hoặc uống một số loại thuốc. Mặc dù uống điều độ là an toàn cho hầu hết các cá nhân, sử dụng rượu nặng và mãn tính có thể gây ra hậu quả tàn khốc cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Nhiều yếu tố đóng vai trò trong chuyển hóa rượu và tác động của rượu thay đổi theo từng cá nhân, khiến cho việc đưa ra khuyến nghị về lượng thuốc trở nên khó khăn.

Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ khuyên bạn nên hạn chế uống rượu một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Tuy nhiên, một số người, chẳng hạn như những người có bệnh nhất định và phụ nữ mang thai, nên tránh hoàn toàn rượu.

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng rượu thì nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến rượu và có những biện pháp can thiệp sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe