Các yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu (BAC)

Nồng độ cồn trong máu được định nghĩa là phần trăm rượu (rượu ethyl hoặc ethanol) trong dòng máu của một người. BAC 0,05% có nghĩa là có 0,05 gram rượu trong 100 ml máu.

1. Các yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu

Càng uống nhiều rượu bia thì nồng độ cồn trong máu (tiếng Anh là Blood Alcohol Concentration và viết tắt là BAC) càng cao, tuy nhiên, hai người uống cùng một lượng rượu như nhau thì có thể mức độ BAC sẽ khác nhau. Điều này là do rất nhiều các yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số này như:

  • Kích thước cơ thể

Một người có kích thước nhỏ hơn sẽ có nồng độ BAC cao hơn so với người có kích thước lớn hơn khi hai người cùng tiêu thụ một lượng rượu bia như nhau, nguyên nhân là do rượu tập trung cao hơn ở người có chỉ số khối cơ thể nhỏ hơn.

  • Dạ dày trống

Một người có dạ dày trống khi uống rượu sẽ đạt nồng độ BAC cao hơn và nhanh hơn so với người đã ăn trước khi uống, vì thức ăn trong dạ dày sẽ làm chậm tốc độ mà rượu đi vào máu. Tuy nhiên, ăn trước khi uống không ngăn ngừa ngộ độc rượu.


Dạ dày trống gây ảnh hưởng yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu
Dạ dày trống gây ảnh hưởng yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu

  • Tỷ lệ mô mỡ

Rượu không được hấp thụ vào mô mỡ, do đó những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể lớn sẽ tăng nồng độ BAC cao hơn và nhanh hơn so với những người có tỷ lệ mô mỡ thấp hơn.

  • Giới tính

Cơ thể phụ nữ thường nhỏ hơn nam giới và có tỷ lệ mô mỡ cao hơn so với cơ nạc nên phụ nữ sẽ hấp thụ rượu nhanh hơn so với cơ thể nam giới. Điều này dẫn tới phụ nữ uống cùng một lượng rượu như đàn ông thì sẽ tăng nhanh nồng độ BAC hơn so với đàn ông.

  • Không thường xuyên uống rượu bia

Do những người uống ít rượu bia có khả năng uống rượu thấp hơn so với những người thường xuyên uống và do đó nồng độ BAC của họ có khả năng tăng nhanh hơn so với những người hay uống rượu bia hơn.


Người uống ít rượu bia
Người uống ít rượu bia

2. Uống bao nhiêu thì sẽ bị phạt?

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện...) khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể theo Luật nồng độ cồn 2020 thì mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn như sau:

Các yếu tố xác định nồng độ cồn trong máu (BAC)

3. Một số hướng dẫn để lái xe an toàn

Nếu bạn có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không sử dụng rượu bia. Nếu bạn có ý định uống rượu bia, hãy theo dõi số lượng rượu bia đã uống dựa trên lượng đồ uống tiêu chuẩn bạn tiêu thụ mỗi giờ. Để lái xe an toàn, bạn cần giữ lượng uống đảm bảo nồng độ cồn trong máu (BAC) dưới 0,05.

Hạn chế lượng uống

  • Bắt đầu uống các loại đồ uống không cồn và lặp lại đồ uống không cồn sau hai đến ba lần uống đồ uống có cồn.
  • Không nên đổ đầy ly.
  • Uống đồ uống có nồng độ cồn thấp và tránh sử dụng đồ uống hỗn hợp, như cocktail, vì rất khó để biết chúng chứa bao nhiêu cồn.
  • Tránh uống rượu trong khi hưng phấn hoặc la hét vì vậy trong tình huống như vậy, bạn sẽ không kiểm soát được lượng uống.
  • Nhâm nhi đồ uống và tránh đồ ăn nhẹ mặn hoặc thực phẩm làm tăng khát.

Người uống cần hạn chế lượng uống
Người uống cần hạn chế lượng uống

Chờ cho đến khi nồng độ BAC thấp thì mới lái xe

Bạn cần lưu ý là nồng độ BAC có thể tiếp tục tăng lên đến 3 giờ sau khi bạn đã uống cuối cốc bia rượu cuối cùng. Do đó, cách duy nhất để loại bỏ rượu khỏi cơ thể là dành thời gian để cơ thể có thời gian xử lý. Tắm, uống cà phê hoặc không khí trong lành sẽ không làm giảm nồng độ BAC. Trước khi lái xe, bạn nên đợi ít nhất một giờ cho mỗi lượng đồ uống tiêu chuẩn mà bạn đã uống.

Nên có phương án dự phòng

Nếu bạn dự kiến sẽ uống nhiều rượu bia thì trước khi uống hãy nhờ người khác có thể đưa bạn về khi bạn không phải lái xe về nhà.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: alcohol.stanford.edu

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe