Bệnh lý tự miễn là một trong những căn bệnh phổ biến có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh bao gồm hơn 180 loại khác nhau, phổ biến ở người trẻ tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
1. Bệnh lý tự miễn là gì?
Khi hệ thống miễn dịch của 1 người bị rối loạn và không thể phân biệt được tự kháng nguyên với các kháng nguyên bên ngoài và tấn công ngược lại các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh gọi là bệnh lý tự miễn. Bệnh thường bắt gặp phổ biến ở người trẻ tuổi (từ 20 – 40 tuổi), nữ giới thường mắc bệnh tự miễn nhiều hơn nam giới; người già và trẻ em thì ít mắc hơn. Bệnh có thể tiến triển theo từng đợt, từ cấp độ nhẹ đến cấp độ nặng và phức tạp hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tự miễn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tự miễn, bao gồm:
- Môi trường sống ô nhiễm: Hệ miễn dịch có thể bị tổn hại một cách trực tiếp từ việc nhiễm độc hóa chất (như thủy ngân, chì, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu,...) Lúc này, các mô của cơ thể bị tổn hại và biến đổi khiến hệ thống miễn dịch không phân biệt được với các kháng nguyên bên ngoài, dẫn đến bệnh tự miễn. Đặc biệt là bệnh Lupus ban đỏ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện môi trường sống ô nhiễm.
- Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai quá mức khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch.
- Nhiễm trùng: Là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh tự miễn như viêm cột sống, sốt thấp khớp,... Hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào cơ thể với vi trùng và tấn công vào các tế bào đó.
- Thiếu hụt vitamin D: vitamin D có vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, như vậy việc thiếu hụt vitamin D làm suy giảm hệ miễn dịch.
3. Các bệnh tự miễn thường gặp
Bệnh lý tự miễn có đến hơn 180 loại khác nhau, tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến các bệnh tự miễn thường gặp nhất.
- Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ là một bệnh ngoài da. Bệnh có biểu hiện phát ban tưởng chừng thông thường nhưng nếu phát ban xuất hiện toàn thân thì điều này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như thận, khớp, tim và não. Lupus ban đỏ hệ thống có những triệu chứng phổ biến là phát ban, mệt mỏi và đau khớp.
- Bệnh vảy nến
Người mắc bệnh vảy nến thường có các vảy màu bạc hoặc màu trắng xuất hiện trên da. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình tạo tế bào da mới diễn ra quá nhanh, khiến chúng tích tụ lại và tạo thành các mảng đỏ bị viêm. Theo nghiên cứu, khoảng 30% người bị bệnh vảy nến có các triệu chứng như cứng, sưng và đau khớp – được gọi là bệnh viêm khớp vảy nến.
- Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào các khớp, dẫn đến hiện tượng nóng, đỏ, đau cứng khớp. Dạng bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già như bệnh viêm khớp thông thường mà có thể xuất hiện sớm hơn, thường là ở độ tuổi 30.
- Đái tháo đường tuýp 1
Ở người bình thường, tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu ở ngưỡng phù hợp. Tuy nhiên, hệ miễn dịch ở người bị đái tháo đường tuýp 1 tấn công và phá hủy những tế bào sản xuất insulin đó. Điều này dẫn đến việc lượng đường trong máu không được kiểm soát và tăng cao. Cuối cùng làm tổn thương nhiều cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận và tim.
- Đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng phá hủy lớp bảo vệ quanh tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương – gọi là lớp vỏ myelin khiến cho việc truyền và nhận tín hiệu giữa não với tủy sống bị ảnh hưởng. Khi mắc bệnh đa xơ cứng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, hoặc giữ cân bằng. Bệnh có thể diễn biến thành nhiều dạng nghiêm trọng khác nhau.
4. Phòng tránh các bệnh tự miễn như thế nào?
Một số lời khuyên giúp người bệnh phòng tránh được các bệnh lý tự miễn là:
- Thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ hệ miễn dịch một cách tối ưu.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh rơi vào tình trạng béo phì vì béo phì có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn như viêm khớp vảy nến hay viêm khớp dạng thấp.
- Vận động, tập thể dục thể thao một cách đều đặn để nâng cao sức đề kháng.
- Duy trì khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/ năm để có thể phát hiện sớm các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch nói chung và các bệnh lý nguy hiểm khác nói chung.
- Khi nghi ngờ mắc bệnh lý tự miễn cần đến đến gặp bác sĩ ngay chứ không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với bệnh tự miễn, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:
- Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
- Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
- Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn
Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.