Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì?

Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu, nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Vì vậy, việc bổ sung sắt, vitamin B12 và axit folic đầy đủ là câu trả lời cho thắc mắc "thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì".

1. Vấn đề thiếu máu khi mang thai là gì?

Trong nửa cuối của thai kỳ, cơ thể sản phụ cần tạo ra nhiều tế bào hồng cầu để cung cấp đủ cho bản thân và thai nhi. Mỗi tế bào hồng cầu sử dụng sắt làm lõi nhân bên trong. Vì cơ thể không thể tạo ra sắt và phải được hấp thụ từ thực phẩm bên ngoài, do đó tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất thường gặp ở thai phụ.

Mặc dù sắt có trong nhiều loại thực phẩm nhưng chất này lại khó hấp thụ, khiến cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu khi mang thai. Khi không có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình, cơ thể sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn. Mặc dù thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến nhưng lại dễ điều chỉnh.

Bên cạnh đó, cơ thể cũng cần một chất dinh dưỡng gọi là folate để phối hợp tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh. May mắn là folate dễ hấp thu và có trong hầu hết các loại rau xanh.

Một sản phụ có nguy cơ cao thiếu máu khi mang thai nếu:

  • Có hai lần mang thai gần nhau.
  • Đang mang đa thai.
  • Thường xuyên bị nôn do ốm nghén.
  • Không tiêu thụ đủ sắt.
  • Có kinh nguyệt ra nhiều trước khi mang thai.
  • Từng mắc phải tình trạng thiếu máu trước khi mang thai.

Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì là điều các mẹ bầu thường quan tâm
Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì là điều các mẹ bầu thường quan tâm

2. Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì?

2.1. Chủ động ngăn ngừa thiếu máu

Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không chỉ cung cấp đủ sắt, phòng tránh thiếu máu khi mang thai, mà còn cung cấp các chất khác cần có trong thai kỳ. Chủ động ngăn ngừa thiếu máu bằng cách:

  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gà, cá, trứng, đậu khô và ngũ cốc tăng cường. Dạng sắt trong các sản phẩm thịt được gọi là heme, dễ hấp thu hơn dạng sắt trong rau. Nếu bị thiếu máu và có thói quen thường ăn thịt, tăng lượng thịt tiêu thụ là cách dễ nhất để cung cấp đủ sắt cho cơ thể.
  • Ăn thực phẩm giàu axit folic, chẳng hạn như đậu khô, rau lá xanh đậm, mầm lúa mì và nước cam.
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt và rau sống tươi.
  • Nấu bằng nồi gang có thể bổ sung thêm tới 80% lượng sắt vào thức ăn.
  • Uống thuốc đa sinh tố và khoáng chất trước khi sinh có chứa thêm folate.

2.2. Bổ sung viên thuốc sắt tổng hợp

Mẹ thiếu máu khi mang thai nên bổ sung viên sắt tổng hợp, vì rất khó để có đủ sắt từ chế độ ăn uống, một phần do các triệu chứng nghén hay cảm giác nặng nề do thai kỳ gây ra.

Nếu viên sắt làm rối loạn dạ dày thì hãy uống thuốc cùng với một lượng nhỏ thức ăn. Tuy nhiên, không dùng viên sắt với các sản phẩm sữa hoặc chất bổ sung canxi nhằm tránh tương tác, giảm hấp thu thuốc.

2.3. Tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt

Tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt là việc nên làm nếu bạn còn thắc mắc “thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì”. Lượng sắt được khuyến nghị trong chế độ ăn uống khi mang thai là 30 miligam.

Thực phẩm cung cấp 0,5 đến 1,5 miligam sắt bao gồm:

  • Thịt gà: 100 gam.
  • Đậu xanh: 1/2 chén.
  • Nước ép cà chua: 150 ml.
  • Bông cải xanh: 1/2 chén.
  • Cải Brussels: 1/2 chén nấu chín.
  • Bánh mì nguyên cám: 1 lát.
  • Mơ khô: 5 nửa quả.
  • Quả mâm xôi: 1 cốc.
  • Dâu tây: 1 cốc.

Ăn thực phẩm giàu sắt là câu trả lời cho thắc mắc
Ăn thực phẩm giàu sắt là câu trả lời cho thắc mắc "thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì"

Thực phẩm cung cấp 1,6 đến 3 miligam sắt bao gồm:

  • Thịt thăn: 100 gam.
  • Thịt bò nướng: 100 gam.
  • Hamburger nạc: 100 gam.
  • Khoai tây nướng.
  • Đậu tây: 1/2 chén nấu chín.
  • Đậu Lima: 1/2 chén nấu chín.
  • Đậu hải quân: 1/2 chén nấu chín.
  • Bột yến mạch: 1 chén nấu chín.
  • Nho khô: 1/2 chén.

Thực phẩm cung cấp 3 đến 12 miligam sắt bao gồm:

  • Ngao: 4 con lớn hoặc 9 nhỏ.
  • Hàu: 6 con vừa.
  • Cải bó xôi: 1/2 chén nấu chín.
  • Ngũ cốc tăng cường: 1 cốc.

2.4. Các nguồn bổ sung sắt khác

  • Bổ sung sắt bằng cách ăn tất cả các loại gan (trừ cá). Tuy nhiên, không nên ăn gan nhiều hơn một lần mỗi tuần.
  • Thịt đỏ như bò, lợn, cừu.
  • Các loại rau củ quả khác: Củ cải, cải bắp, đậu hũ, đậu lăng, đậu nành và cả các loại sản phẩm đường chưa tinh chế, chẳng hạn như mật đường.

Tuy nhiên, nếu đang dùng vitamin có chứa sắt trước khi sinh nhưng vẫn bị thiếu máu khi mang thai, bác sĩ sẽ đề nghị sản phụ làm thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân đồng mắc khác. Trong một số trường hợp, sản phụ có thể cần thăm khám tại bác sĩ huyết học. Nếu nguyên nhân là do thiếu sắt, mẹ thiếu máu khi mang thai được chỉ định bổ sung thêm viên uống sắt để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, nếu có tiền sử cắt dạ dày hoặc phẫu thuật ruột non, không thể dung nạp sắt đường uống, sản phụ có thể cần đến chỉ định tiêm sắt qua đường tĩnh mạch.

Tóm lại, thiếu máu khi mang thai là tình trạng thường gặp nhưng dễ dàng điều chỉnh. Bằng cách chủ động bổ sung sắt và nhất là xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng ngay từ trước khi mang thai, sản phụ sẽ tránh được vấn đề này hoặc giảm mức độ nặng của thiếu máu. Từ đó, sức khỏe của sản phụ, thai nhi cũng như trẻ sơ sinh được bảo vệ tốt hơn, phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng chu sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe