Sau sinh con: Khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Kinh nguyệt của phụ nữ thường thay đổi sau khi sinh con, những tháng đầu sau sinh, kinh nguyệt có thể không đều nhưng sẽ trở lại bình thường theo thời gian. Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn.

1. Khi nào có kinh nguyệt sau khi sinh con?

Kinh nguyệt của bạn thường sẽ trở lại khoảng 6 đến 8 tuần sau khi sinh, nhưng chỉ diễn ra nếu bạn không cho con bú. Nếu bạn cho con bú, thời gian để có kinh trở lại có thể khác nhau tùy từng người. Những người nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể không có kinh trong suốt thời gian họ cho con bú.

Nếu kinh nguyệt của bạn trở lại nhanh chóng sau khi sinh và bạn đã sinh thường qua đường âm đạo, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh sử dụng tampons (là một loại băng vệ sinh) trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con.

Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể quay lại sử dụng tampons khi khám sức khỏe sau sinh sáu tuần hay không.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

2. Kinh nguyệt sau khi sinh con có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Khi có kinh trở lại, bạn có thể nhận thấy một số thay đổi trong nguồn sữa hoặc phản ứng của con bạn với sữa mẹ. Sự thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể của bạn có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Ví dụ, bạn có thể nhận thấy nguồn sữa giảm. Tuy nhiên, những thay đổi này thường rất nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cho con bú của bạn.


Kinh nguyệt sau khi sinh con có thể thấy nguồn sữa mẹ giảm
Kinh nguyệt sau khi sinh con có thể thấy nguồn sữa mẹ giảm

3. Các biện pháp kiểm soát sinh sản sau sinh

Nếu bạn đang cho con bú và có kinh nguyệt trở lại bạn hoàn toàn có thể có thai lại. Vì vậy, trong quá trình cho con bú tốt nhất bạn nên lựa chọn các phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả bằng các lựa chọn không có hormone như: Dụng cụ tránh thai (copper intrauterine device), bao cao su và màng ngăn âm đạo luôn là các biện pháp an toàn khi bạn cho con bú.

Ngoài ra, còn có một số lựa chọn kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố cũng được xem là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Trước khi áp dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Kinh nguyệt sau khi sinh khác như thế nào so với trước kia?

Khi bạn bắt đầu có kinh trở lại, rất có thể chu kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh sẽ không giống như kỳ kinh trước khi bạn mang thai. Cơ thể của bạn một lần nữa đang thích nghi với kinh nguyệt. Bạn có thể gặp một số khác biệt như sau:


Kinh nguyệt sau khi mang khi sinh có thể xuất hiện cục máu đông nhỏ
Kinh nguyệt sau khi mang khi sinh có thể xuất hiện cục máu đông nhỏ
  • Chuột rút có thể mạnh hơn hoặc nhẹ hơn bình thường
  • Có cục máu đông nhỏ
  • Chảy máu hành kinh nặng hơn
  • Mức độ đau bụng tăng lên
  • Độ dài chu kỳ không đều

Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ thì bạn vẫn sẽ bị chảy máu và tiết dịch âm đạo sau khi sinh. Trong vài tuần đầu, máu chảy ra có thể nặng hơn và xuất hiện thành cục. Khi nhiều tuần tiếp theo, máu này sẽ nhường chỗ cho dịch tiết âm đạo được gọi là sản dịch (lochia). Sản dịch là chất dịch của cơ thể có thể có màu từ trắng kem đến đỏ.

Quá trình tiết dịch này có thể tiếp tục trong khoảng 6 tuần, đó là khoảng thời gian kinh nguyệt của bạn có thể trở lại nếu bạn không cho con bú. Nếu sản dịch ngừng một thời gian và sau đó bạn bị chảy máu trở lại, thì đấy có thể là kỳ kinh của bạn. Nếu bạn không chắc liệu việc chảy máu mà bạn đang gặp có phải là do sản dịch hay do chu kỳ kinh nguyệt, thì dưới đây là một số cách để giúp bạn phân biệt:

  • Sản dịch thường không có màu đỏ tươi sau tuần đầu tiên sau sinh. Nó thường có màu nhạt hơn và có thể chảy nước hoặc có màu trắng. Nếu là máu đỏ tươi xuất hiện từ sáu tuần trở lên sau khi sinh thì có nhiều khả năng là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Chảy máu liên quan đến thai nghén có thể tăng lên khi gắng sức hoặc hoạt động nhiều hơn. Nếu dịch tiết của bạn tăng lên khi gắng sức và giảm khi bạn nghỉ ngơi, thì nhiều khả năng đó là sản dịch.
  • Sản dịch cũng có xu hướng có mùi khác với mùi của kinh nguyệt.

Trong trường hợp, kinh nguyệt xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường dưới đây cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và chẩn đoán kịp thời.


Trường hợp kinh nguyệt ra nhiều làm ướt một băng vệ sinh chỉ sau một giờ cần liên hệ với bác sĩ để khám và chẩn đoán kịp thời
Trường hợp kinh nguyệt ra nhiều làm ướt một băng vệ sinh chỉ sau một giờ cần liên hệ với bác sĩ để khám và chẩn đoán kịp thời
  • Làm ướt một băng vệ sinh chỉ sau một giờ
  • Chảy máu kèm theo đau đột ngột và dữ dội
  • Có cơn sốt đột ngột
  • Chảy máu liên tục trong hơn bảy ngày
  • Cục máu đông lớn hơn một quả bóng gôn
  • Tiết dịch có mùi hôi bất thường
  • Nhức đầu dữ dội, Khó thở
  • Đau khi đi tiểu.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường nếu chúng không đi kèm với những dấu hiệu bất thường như: vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục... thì bạn không cần phải quá lo lắng. Nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ một số khả năng khác như rối loạn tuyến giáp, ung thư,... gây nguy hiểm đến tính mạng nếu để kéo dài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: parents.com

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe