Trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm và các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở từng giai đoạn. Suy dinh dưỡng thường hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu không được cải thiện kịp thời tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

1. Những nguyên nhân gây nên suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm năng lượng, protein, lipid, vitamin, chất khoáng và đặc biệt các vi chất dinh dưỡng. Bệnh khá phổ biến ở trẻ. Theo báo cáo của tổ chức Unicef năm 2019 về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trên thế giới với tỷ lệ cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì sẽ có một trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Trẻ 3 tuổi suy dinh dưỡng cũng nằm trong nhóm đối tượng này.

Có rất nhiều nguyên nhân liên quan gây nên tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em đặc biệt trẻ 3 tuổi. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ xuất phát từ chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng như thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng không tốt khi trẻ đang ở giai đoạn thai kỳ.

1.1. Chế độ ăn của bà mẹ khi trong thai kỳ không cung cấp đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng khi mang thai không đảm bảo đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cũng được xem như nguyên nhân gây nên nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ. Thói quen ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ cũng như thói quen ăn của trẻ sau này.

1.2. Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị thiếu ngay trong giai đoạn bú mẹ và ăn bổ sung

Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng suy dinh dưỡng rất dễ gặp ở những trường hợp trẻ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân và có cân nặng nhỏ hơn 2500 gam hoặc trẻ sinh thiếu tháng. Việc thực hiện cho trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh và những ngày đầu tiên có tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Đồng thời thời thực đơn chế độ ăn của bà mẹ trong giai đoạn nuôi con bú không đủ chất dinh dưỡng cũng khiến cho nguồn sữa mẹ không đảm bảo được cả chất và lượng. Điều này sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn đến từ trường hợp mẹ thiếu sữa, sữa không đủ chất dinh dưỡng hay đến thời kỳ trẻ ăn bổ sung mẹ thực hiện cho trẻ ăn sai cách, không đảm bảo nhu cầu năng lượng theo từng độ tuổi, hoặc cho trẻ ăn bổ sung quá sớm khiến cho hệ thống tiêu hoá của trẻ làm việc quá sức. Thêm vào đó, trẻ không được tiêm chủng đầy đủ cũng khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố từ bên ngoài môi trường tác động vào trẻ gây nên tình trạng sức khỏe không tốt cho trẻ.


Trẻ 3 tuổi suy dinh dưỡng có thể do thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ
Trẻ 3 tuổi suy dinh dưỡng có thể do thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ

1.3. Sai lầm của cha mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng bắt nguồn từ chính sai lầm trong cách nuôi dưỡng của người lớn. Theo đó, những bữa ăn của trẻ không đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cũng như chất lượng các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.

Trong quá trình cho trẻ ăn cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít một loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên với việc cho trẻ ăn sai cách có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá cũng như tạo điều kiện thuận lợi để gây nên các yếu tố nguy cơ bệnh tật cho trẻ.

1.4. Các nguyên nhân khác

Trẻ em mắc bệnh kéo dài chẳng hạn như các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hoá, hoặc các bệnh liên quan đến biến chứng bệnh phổi, sởi, lỵ... cũng gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng

Những trẻ có thể trạng dị tật như suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ non, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh cũng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Điều kiện về kinh tế xã hội cũng được xem như nguyên nhân gây bệnh bởi sự nghèo nàn, lạc hậu,... những yếu tố đặc trưng của nước đang phát triển.

2. Những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ 3 tuổi phát triển như thế nào? Trẻ khi mới sinh ra có cân nặng trung bình khoảng 3kg. Nếu trẻ sinh đủ tháng mà có cân nặng nhỏ hơn 2500 gam có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai. Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh, có thể tăng 500 gam đến 600 gam cân nặng/tháng. Trung bình một trẻ có thể có cân nặng gấp đôi khi được 5 tháng tuổi, gấp 3 khi trẻ được 12 tháng tuổi và gấp 4 khi trẻ 24 tháng tuổi.

Còn chiều cao của trẻ sẽ cao hơn khoảng trung bình 50 cm. Sau đó một năm thì trung bình chiều cao sẽ cao thêm 5cm đến 7cm. Sau 4 tuổi, thì mỗi năm trẻ có thể tăng thêm 5cm.

Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn có các dấu hiệu như cân nặng không tăng, teo mỡ ở cánh tay và cơ thịt bị nhão, teo nhỏ do mất hết lớp mỡ dưới bụng, da xanh, tóc thưa rụng gãy, đổi màu, niêm mạc nhợt, ăn kém và hay bị rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng liên quan đến sống phân... Khi trẻ gặp suy dinh dưỡng thể nặng có thể có thêm các biểu hiện như thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó có thiếu vitamin A gây nên bệnh quáng gà, khô giác mạc...


Trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng có các dấu hiệu cân nặng không tăng
Trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng có các dấu hiệu cân nặng không tăng

3. Các biện pháp cần thực hiện khi trẻ suy dinh dưỡng

Với những trẻ suy dinh dưỡng ở thể vừa và nhẹ có thể thực hiện cải thiện tình trạng bằng chế độ ăn và chế độ chăm sóc phù hợp cho trẻ. Với chế độ ăn trẻ nên được ăn đủ số lượng từ 5 đến 6 bữa một ngày, bởi vì khi trẻ 3 tuổi trẻ sẽ không bú mẹ nữa.

Nguyên tắc chung cho bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần thực hiện cố gắng trưng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho trẻ. Tăng bữa ăn cho trẻ cùng với việc thêm bữa phụ giúp trẻ đỡ chán ăn, chẳng hạn một ly sữa hoặc cốc sữa chua, hoặc nửa quả chuối...

Hơn nữa việc tăng lượng dầu mỡ cũng như những loại thực phẩm giàu năng lượng trong chế độ ăn của trẻ khá tốt để tăng năng lượng cho trẻ chẳng hạn như dầu, mỡ, thực phẩm giàu protein như thịt , cá, trứng, sữa,...Thêm vào đó cần bổ sung rau xanh và quả chín nhằm cung cấp nguồn vitamin và chất khoáng đa dạng từ những loại thực phẩm này.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ khá cần thiết. Vì khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng thì cơ thể luôn thiếu hụt những thành phần này, chẳng hạn như canxi, có thể bổ sung bằng cách sử dụng các sản phẩm từ sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh thẫm, hay các sản phẩm thực phẩm làm từ đậu tượng... hay vi chất kém được biết đến với công dụng tăng hấp thu và tăng tổng hợp chất đạm cũng như giúp tăng cảm ngon miệng cho trẻ. Thiếu kẽm ở trẻ còn gây nên tình trạng chậm phát triển chiều cao hoặc gây biếng ăn do rối loạn vị giác...

Khi nhận thấy các dấu hiệu của trẻ liên quan đến tình trạng dinh dưỡng, cha mẹ nên khám suy dinh dưỡng cho trẻ 3 tuổi để có thể kịp thời tìm ra phương pháp cải thiện phù hợp giúp trẻ cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cũng như phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe