Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó, nhiều cha mẹ thường có thói quen ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên theo góc nhìn y học, liệu có nên ép trẻ ăn hay không và việc ép trẻ ăn nhiều có tốt không?
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, cảm thấy sợ thức ăn hoặc ăn ít, nôn trớ sau ăn. Tuy nhiên, theo phương diện khoa học, chúng ta có thể chỉ ra 3 nguyên nhân chủ quan sau đây khiến trẻ biếng ăn:
1.1. Thiếu các vi chất quan trọng
Tình trạng thiếu hụt vitamin như A, C, D và các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi... có thể khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng, khi kéo dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
1.2. Chưa tiêu hóa hết thức ăn cũ
Nhiều cha mẹ cố ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt nhưng lại quên mất rằng hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện, vẫn còn rất non nớt. Do đó, khi phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn dễ dẫn đến tình trạng không thể tiêu hóa, từ đó tạo cảm giác no, đầy bụng và biếng ăn.
1.3. Các bệnh lý
Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân bệnh lý hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Một số cha mẹ thấy bé ăn ít và ép trẻ ăn theo yêu cầu nhưng lại không tìm hiểu kỹ nguyên nhân trẻ biếng ăn.
Một trong những nguyên nhân phổ biến là loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, khiến trẻ suy dinh dưỡng, dần dần cơ thể hình thành cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm thực phẩm.
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa rối loạn còn dẫn đến thiếu dưỡng chất (như đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết). Từ đó trẻ lại bước vào vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn: Rối loạn tiêu hóa - Suy dinh dưỡng - Biếng ăn - Suy dinh dưỡng.
2. Vì sao cha mẹ thường ép trẻ ăn nhiều?
Nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng việc ép trẻ ăn là rất không nên, thậm chí có thể dẫn đến hiệu ứng ngược như biếng ăn nhiều hơn, ăn vô độ hoặc béo phì khi lớn lên.
Nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng bản thân có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy và biết được cần ép trẻ ăn bao nhiêu mới đủ. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng không kém là tất cả bậc phụ huynh đều mong muốn con mình phát triển toàn diện. Tất cả những điều trên dẫn đến tình trạng ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, việc ép trẻ ăn nhiều có tốt không lại là một vấn đề khác.
3. Ép trẻ ăn có tốt không?
Việc ép trẻ ăn đã được chứng minh là không tốt cho sự phát triển bình thường của trẻ. Một số hệ quả khi ép trẻ ăn bao gồm:
3.1. Ép trẻ ăn chỉ là phản xạ nuốt
Có nên ép trẻ ăn khi trẻ không tập trung, chú ý? Câu trả lời chắc chắn là không vì bản chất trẻ không phải được ăn mà hành động này chỉ là một phản xạ nuốt, trẻ thực hiện một cách vô thức khi thức ăn được cha mẹ chủ động đưa vào miệng.
Do đó, trẻ không đủ thời gian và nhận thức để nhận biết mùi vị thức ăn và chúng hoàn toàn không nhận định được đây là thời gian dành cho ăn uống mà thường bị xao nhãng sự chú ý vào những hoạt động vui chơi khác.
3.2. Ép trẻ ăn khiến trẻ không tự khám phá được thức ăn
Ép trẻ ăn có tốt không? Khi cha mẹ ép ăn sẽ khiến bé không có thời gian riêng để khám phá thức ăn bằng xúc giác (sờ bằng tay), cảm nhận bằng mắt (như nhìn màu sắc, hình dạng thức ăn), cảm nhận mùi vị... Do đó, não bộ của trẻ không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, giảm tiết nước bọt và hệ quả cuối cùng là quá trình tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả.
3.3. Bỏ qua cảm nhận của trẻ
Cha mẹ đa số đều tự giả định rất nhiều vấn đề và thường cho rằng bản thân có quyền quyết định tất cả cho con (như ép trẻ ăn) mà đôi khi không quan tâm đến cảm nhận của bé. Phụ huynh thường lo sợ nhiều thứ về bé, lý do là vì cha mẹ nghĩ trẻ còn quá nhỏ để giao tiếp và thực hiện hoạt động ăn uống, tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
Trẻ nhỏ từ lúc chào đời đã có nhận thức về sự nguy hiểm, khả năng sinh tồn, trong đó việc được ăn no cũng được nhận thức là một nhu cầu thiết yếu mà không trẻ nào bỏ qua. Cảm giác đói khiến trẻ đòi ăn, đây là một phản xạ sinh tồn tối thiểu. Nếu cha mẹ chịu quan sát bé sẽ phát hiện những dấu hiệu cho thấy bé có đói không, thích hay không thích ăn, ăn đủ hay chưa, cảm giác ngán hay ngon miệng thông qua vẻ mặt, âm thanh (la hét, nói ú ớ) và hành động (như gạt muỗng ra khỏi miệng...).
Những dấu hiệu của trẻ đưa ra thường rất rõ ràng và dứt khoát, vấn đề là ông bà cha mẹ có phát hiện và tôn trọng “ý kiến cá nhân” của bé hay vẫn quyết định làm theo ý mình là ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt.
Khoa học đã chứng minh giai đoạn trẻ ngồi vững được, cổ vươn lên, tay với nắm được, đặc biệt là khoảng 9 tháng tuổi trở đi chính là lúc bé có thể bắt đầu tự tập ăn với sự giúp đỡ của người chăm sóc.
4. Một số tác hại của việc ép trẻ ăn
Ép trẻ ăn thành công lại có thể khiến trẻ ăn quá nhiều, vượt quá nhu cầu dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức, từ đó dẫn đến những hệ lụy sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm sinh lý về lâu dài.
Trẻ có thể mắc những "sang chấn tâm lý” do khi ép trẻ ăn là khoảng thời gian trẻ không vui vẻ hay thậm chí là mệt mỏi, lúc này trẻ phải chống lại việc bản thân không muốn bằng nhiều hình thức như: la hét, khóc, đẩy dụng cụ đựng đồ ăn, chạy trốn. Một số trẻ khác lại có tâm lý nhân nhượng trong thế bị động và chấp nhận buông xuôi cho cha mẹ đút ăn.
Dù trong tình huống nào thì ép trẻ ăn khi trẻ không mong muốn kéo dài sẽ khiến chúng ghi nhớ thời điểm cho ăn là thời điểm không vui và cuối cùng sinh ra tâm lý chán ghét thức ăn, hậu quả là khi trẻ lớn hơn sẽ không thích và không thèm ăn.
Bên cạnh đó, thời gian ép trẻ ăn khiến trẻ chỉ muốn nuốt thức ăn cho xong. Tình trạng này khiến hàm răng trẻ mất đi chức năng vì thật sự không được sử dụng, trẻ chỉ nuốt mà không nhai nên cơ hàm không phát triển được. Việc này còn hình thành thói quen chỉ cố gắng nuốt thức ăn mềm, khi cha mẹ đút những món ăn cứng hơn, bé lại không biết nhai, dẫn đến triệu chứng nôn ọe và tạo ra nỗi sợ hãi cho cha mẹ.
Khi đã hiểu được tác hại của việc ép trẻ ăn, cha mẹ có thể cân nhắc và lên kế hoạch ăn uống cho con sao thật điều độ để trẻ được phát triển toàn diện.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong