Những “ tuyệt chiêu” để phát triển ngôn ngữ cho con

Bài viết được viết bởi Chuyên viên Âm ngữ trị liệu - Âu Thị Hoa, Trung tâm trị liệu tế bào, khoa Y học tái tạo - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Cha mẹ luôn mong muốn dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Với trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ vẫn luôn là một trong những vấn để được ưu tiên hàng đầu.

Những băn khoăn của cha mẹ:

  • Con chậm nói so với lứa tuổi?
  • Con nói ngọng?
  • Con chưa chủ động dùng lời nói để giao tiếp?

.....

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh những “ tuyệt chiêu” để cùng gia đình phát triển ngôn ngữ cho con.

1. Bắt đầu từ món đồ trẻ thích

Việc bắt đầu từ một món đồ trẻ thích sẽ khiển việc cùng chơi với trẻ dễ dàng và thú vị hơn bao giờ hết. Đó có thể là đồ chơi, món ăn yêu thích hay bất cứ hoạt động nào tạo cho trẻ hứng thú.

Lấy ví dụ một chiếc xe ô tô đồ chơi, cha mẹ có thể dạy con về màu sắc, tên loại xe, các bộ phận trên xe; các động từ theo chuyển động của xe như đi, mở ( cửa), leo ( dốc), rửa ( xe).... Bạn cũng có thể dạy trẻ đưa ra câu yêu cầu, bình luận và bảy tỏ cảm xúc với những món đồ trẻ thích thật đơn giản.


Lựa chọn những món đồ mà trẻ yêu thích để bắt đầu trò chuyện
Lựa chọn những món đồ mà trẻ yêu thích để bắt đầu trò chuyện

2. Xây dựng môi trường giàu ngôn ngữ

Hãy dành thời gian trò chuyện với con mọi lúc và nhiều nhất có thể. Đó là lúc tắm, đi siêu thị, trên đường đưa con đến trường,...Câu chuyện có thể xoay quanh những hoạt động đang diễn ra, những điều cha mẹ/ con quan sát thấy, chia sẻ những cảm nhận. Cha mẹ sẽ là người giúp con mở rộng cánh cửa ngôn ngữ thích hợp nhất. Điều này sẽ khiến các hoạt động hàng ngày trở nên ý nghĩa và sinh động.

3. Làm mẫu ngôn ngữ phù hợp

Nếu bạn dành 5 phút ghi âm lại những gì cha mẹ nói thì hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với số lượng từ trong mỗi câu và tốc độ nói của chính mình. Phần lớn chúng ta đang nói quá nhanh khi giao tiếp với trẻ. Đưa ra một yêu cầu, chưa thấy đáp ứng là những yêu cầu liên tiếp được nhắc lại. Nhưng, điều đó liệu có phù hợp với khả năng hiểu hiện tại của con?


Sử dụng các câu ngắn gọn và giọng điệu chậm rõ để nói chuyện với trẻ
Sử dụng các câu ngắn gọn và giọng điệu chậm rõ để nói chuyện với trẻ

Những bí quyết được các nghiên cứu chỉ ra rằng: Nói chậm, nói câu ngắn lại, nhấn mạnh vào những từ khóa, nói các từ cụ thể.

4. Không nói ngọng theo trẻ

Trong các giai đoạn phát triển ngôn ngữ, những âm thanh bi bô đầu tiên, giọng nói non nớt của con đem đến niềm vui to lớn cho các thành viên trong gia đình. Đôi lúc chúng ta cố gắng bắt chước khi trẻ nói và cười vui vẻ với trò chơi đó.

Tuy nhiên, điều này sẽ đem đến những hậu quả lâu dài. Trẻ sẽ nói ngọng, kéo dài giọng điệu một cách không phù hợp khi lớn. Vậy nên, hãy nói rõ ràng khi trò chuyện, hãy khen khi con nói đúng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe