Hút dịch viêm mũi xoang cấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Mũi bị tắc nghẹt và gây áp lực lên xương gò má thường là dấu hiệu của viêm mũi xoang cấp tính. Viêm xoang cấp tính, hay còn gọi là viêm mũi xoang cấp tính, là một nhiễm trùng/ viêm trong thời gian ngắn hoặc viêm niêm mạc của các xoang. Tình trạng này ngăn chặn chất nhầy thoát ra mũi. Một trong các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh là hút dịch viêm xoang, giúp làm sạch khoang mũi.

1. Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi xoang cấp tính?

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi xoang cấp tính là:

  • Dịch đặc dày, màu vàng hoặc màu xanh lục chảy qua mũi hoặc mặt sau của cổ họng (chảy dịch mũi sau).
  • Tắc mũi hoặc nghẹt mũi, gây khó thở ở đường mũi.
  • Đau, nhạy cảm, sưng và tăng áp suất xung quanh mắt, má, mũi hoặc trán. Triệu chứng tăng lên khi bạn cúi xuống.
  • Tăng áp tai.
  • Nhức đầu.
  • Nhức hàm trên và răng.
  • Giảm khứu giác và vị giác.
  • Ho, ho tăng vào ban đêm.
  • Hôi miệng.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt.

Sốt là triệu chứng phổ biến của viêm xoang cấp
Sốt là triệu chứng phổ biến của viêm xoang cấp

2. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm xoang cấp tính?

Bác sĩ sẽ cảm nhận sự tăng cảm ở vùng mũi, mặt và khám bên trong mũi của bạn. Các phương pháp khác có thể được sử dụng để chẩn đoán viêm xoang cấp tính và loại trừ các tình trạng khác bao gồm:

  • Nội soi mũi xoang

Bác sĩ sẽ luồn qua mũi một ống mỏng, dẻo (nội soi) được gắn sợi ánh sáng để kiểm tra trực quan bên trong xoang.

  • Chẩn đoán hình ảnh

Chụp CT hoặc MRI có thể cho thấy chi tiết ở xoang và vùng mũi. Mặc dù không được khuyến cáo cho viêm xoang cấp tính không kèm biến chứng, chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định những bất thường hoặc nghi ngờ có biến chứng.

  • Xét nghiệm vi sinh mũi và xoang

Xét nghiệm này thường không cần thiết để chẩn đoán viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị và tình trạng ngày càng xấu đi, nuôi cấy vi khuẩn giúp xác định nguyên nhân do nhiễm trùng.

  • Xét nghiệm dị ứng

Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm xoang cấp tính của bạn kích hoạt bởi dị ứng, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra da dị ứng. Một thử nghiệm da an toàn và nhanh chóng, giúp xác định các chất gây dị ứng làm bùng phát các triệu chứng viêm xoang cấp.

3. Hút dịch mũi xoang là phương pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang cấp tính hiệu quả

Hút dịch mũi xoang là phương pháp y học giúp làm sạch đường thở. Đây là một trong những phương pháp sử dụng các dụng cụ y khoa để thực hiện hút dịch từ xoang tiết ra. Hút dịch do viêm xoang mũi không đúng cách đôi khi sẽ gây những hậu quả như đau đầu, chóng mặt, tổn thương niêm mạc mũi, nhiễm trùng, thậm chí khiến tình trạng bệnh chuyển biến tiêu cực hơn.

Các bước thực hiện hút mũi xoang tại nhà, bạn có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị: Dụng cụ hút mũi hoặc máy hút mũi, nước muối sinh lý NaCl 0,9%, thuốc phối hợp khi hút dịch.
  • Tư thế của người bệnh: Ngồi hoặc nằm, đầu ngửa 15 độ.
  • Tư thế của người hút: Ngồi đối diện với bệnh nhân, cao hơn bệnh nhân 20cm hoặc ngồi cạnh giường bên tay phải, ngồi ngang vai người bệnh. Chuẩn bị dây hút, máy hút, đặt áp lực máy hút phù hợp, chuẩn bị sẵn meche mũi và khăn giấy để cầm máu nếu có tai biến.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đối với bình hút mũi cầm tay, bạn bóp nhẹ vào thân bình, đặt đầu hút vào bên trong mũi. Sau đó, thả tay bóp thân bình để hút dịch mũi. Đối với máy hút, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh lực hút/áp lực cho phù hợp.
  • Bước 2: Bơm nước muối sinh lí vào mũi, ngửa mặt, giữ trong mũi khoảng 30 giây, rồi cúi đầu xuống để nước muối cuốn theo dịch mũi còn sót chảy ra.
  • Bước 3: Dùng khăn giấy lau khô mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lí và vệ sinh dụng cụ hút mũi.

Các phương pháp làm sạch mũi xoang khác:

  • Chọc rửa xoang - hút xoang nội soi: Kim bơm sẽ qua đường mũi vào xoang, sau đó nước muối sinh lí sẽ được bơm vào để đẩy hết lượng mủ viêm bên trong xoang ra ngoài và làm sạch xoang. Đây là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm xoang rất cao.
  • Hút mũi xoang dưới áp lực: Phương pháp này đưa thuốc vào bên trong xoang, thường dùng cho người viêm xoang mạn tính. Liệu trình điều trị gồm nhiều lần, tùy tình trạng của người bệnh.

Những lưu ý cần thiết:

  • Giữ vệ sinh, khử trùng dụng cụ hút mũi, cũng như tay khi thực hiện. Không lạm dụng hút dịch mũi.
  • Một số trường hợp cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Hút mũi xoang chỉ là một trong số những cách làm thuyên giảm các triệu chứng chứ không thể trị dứt điểm bệnh viêm xoang. Những rủi ro khi thực hiện không đúng cách có thể gây đau đớn, tổn thương mũi.

Viêm xoang là bệnh lý thường gặp ở nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Khi bị viêm xoang cấp tính cần phải được các bác sĩ Tai Mũi Họng khám và tư vấn điều trị hợp lý tránh để tiến triển thành bệnh viêm xoang mạn tính.


Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ chuyên khám và điều trị viêm xoang
Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ chuyên khám và điều trị viêm xoang

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chuyên khám và điều trị viêm xoang cũng như các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi... với hệ thống máy nội soi mũi xoang hiện đại Karl Storz, chụp cắt lớp Vi tính (CT Scan) với máy CT Scan 640 lát cắt giúp chẩn đoán sớm và chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe