Khuyến nghị của WHO về sử dụng đường

Bài viết được viết bởi BS. TS., phụ trách Dinh dưỡng - Bệnh viện Vinmec Times City

Khẩu phần nhiều đường liên quan tới bữa ăn không đủ dinh dưỡng, béo phì và bệnh không lây nhiễm. Khẩu phần không có đường đóng góp vào đậm độ và làm cho cân bằng năng lượng tốt hơn. Giảm đường trong khẩu phần cũng góp phần làm giảm tỷ lệ và mức độ mắc các bệnh về răng miệng.

Đường tự do bao gồm đường đơnđường đôi thêm vào trong thực phẩm, nấu hoặc ăn riêng và đường có sẵn trong thực phẩm như mật ong, siro, nước quả và nước quả cô đặc.

>>> Ăn quá nhiều đường ảnh hưởng đến cơ thể của bạn thế nào?

Việc tăng hoặc giảm đường tự do trong khẩu phần liên quan mật thiết với trọng lượng cơ thể vì điều này ảnh hưởng đến mức năng lượng khẩu phần. Tổng năng lượng khẩu phần là tổng của năng lượng ăn vào từ thức ăn và đồ uống. Bao gồm, năng lượng từ các chất sinh năng lượng là Lipid (9 Kcal/1 gam), Protein (4 Kcal/1 gam) và từ bột đường (4 Kcal/1 gam) bao gồm đường tự do, đường có sẵn trong thực phẩm và đường từ sữa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu giảm lượng đường tự do trong khẩu phần sẽ làm giảm trung bình 0,8 kg trong lượng cơ thể với độ tin cậy 95%. Kết quả của một số nghiên cứu khác ở trẻ em cho thấy những trẻ ăn nhiều đường tự do và uống nước ngọt có nguy cơ bị thừa cân-béo phì cao gấp 1,5 lần so với những trẻ kiểm soát lượng đường tự do ăn vào và không uống nước ngọt.

>>> Trẻ em ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ?

đường hóa học
Người dùng nên sử dụng đường một cách hợp lý và đảm bảo khoa học

Mối liên quan giữa sâu răng ở người trưởng thành và trẻ em với lượng đường ăn vào là tỷ lệ thuận với nhau. Những người có năng lượng do đường cung cấp chiếm >10% tổng năng lượng ăn vào có tỷ lệ sâu răng cao hơn những người có năng lượng do đường cung cấp chiếm < 10% tổng năng lượng ăn vào. Sâu răng là bệnh tích lũy và tiến triển từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Những người không bị sâu răng khi nhỏ không có nghĩa là sẽ không bị sâu răng khi trưởng thành.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị giảm đường trong khẩu phần ở cả trẻ em và người trưởng thành. Giảm lượng đường tự do trong khẩu phần xuống dưới 10% tổng năng lượng khẩu phần và tiến tới giảm xuống còn 5% tổng năng lượng khẩu phần.

>>> Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường?

Khuyến nghị về lượng đường tiêu thụ này không áp dụng cho những người đang sử dụng chế độ ăn đặc biệt để điều trị bệnh như suy dinh dưỡng nặng và trung bình.

Ở Việt Nam, tiêu thụ đường tăng lên gấp 7 lần trong 15 năm qua. Năm 2018, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5 gam/ngày, cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (25 gam/ngày).

Một lon nước ngọt có gas chứa tới 36 gam đường. Kết quả nghiên cứu trên gần 2000 người về thói quen sử dụng nước ngọt có gas cho thấy trên 57% có thói quen uống nước ngọt có gas. Trong đó 13% nam giới được hỏi và có uống nước ngọt có gas cho biết uống mỗi ngày, gần 16% uống 5-6 lần/tuần, gần 29% uống 3-4 lần/tuần. Ở nữ giới, tỉ lệ tuy có thấp hơn nhưng cũng có đến hơn 10% uống mỗi ngày. Sử dụng đồ ngọt nhiều làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Ngoài ra sử dụng nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: who.int

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan