Chứng dị ứng đậu phộng ngày càng trở nên phổ biến và có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Từ thực tế này, bà bầu có nên ăn đậu phộng khi mang thai không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
1. Chứng dị ứng đậu phộng
1.1. Triệu chứng
Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ngứa ran trong miệng;
- Co thắt dạ dày hoặc buồn nôn;
- Nổi mề đay, phát ban;
- Khó thở;
- Sưng lưỡi;
- Sốc phản vệ.
1.2. Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng vì có thể đe dọa tính mạng. Nếu sốc phản vệ xảy ra, nạn nhân sẽ có biểu hiện:
- Tụt huyết áp;
- Co thắt đường hô hấp;
- Nhịp tim tăng nhanh;
- Mạch trở nên yếu dần;
- Buồn nôn và ói mửa.
Gọi ngay số cấp cứu nếu bạn phát hiện người khác có những dấu hiệu giống như trên.
Theo đó, người đã được chẩn đoán dị ứng đậu phộng nên mang theo dụng cụ tiêm epinephrine tự động (EpiPen) khi đi ra ngoài. Đây là loại thuốc chính được dùng để điều trị sốc phản vệ. Thiết bị này cũng nên được đặt ở nơi dễ dàng tiếp cận tại nhà. Đôi khi tiếp xúc với đậu phộng hoặc các sản phẩm làm từ đậu phộng bay trong không khí cũng đủ để tạo ra một phản ứng nghiêm trọng.
Trắc nghiệm: Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bầu như thế nào?
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết. Làm bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ.Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Lê Hồng Liên , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
1.3. Tính di truyền
Giống như các loại dị ứng khác, dị ứng đậu phộng có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong các gia đình. Đã từng có khuyến cáo phụ nữ nên tránh ăn đậu phộng khi mang thai nếu có người thân trong gia đình bị dị ứng đậu phộng. Nhưng hiện nay việc tiêu thụ đậu phộng khi mang thai được xem là an toàn nếu người mẹ không bị dị ứng, bất kể tiền sử gia đình.
1.4. Kéo dài suốt đời
Trong khi trẻ em mắc chứng dị ứng với sữa và trứng thường tự khỏi khi lớn lên, các chuyên gia cho biết dị ứng đậu phộng và các loại hạt nhiều khả năng sẽ tồn tại suốt đời.
Theo khuyến cáo, tất cả trẻ em mắc bệnh chàm nặng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng với trứng có nguy cơ cao cũng dị ứng đậu phộng. Những đối tượng này nên được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và làm xét nghiệm.
1.5. Chẩn đoán
Thông thường, tình trạng dị ứng đậu phộng được chẩn đoán trong vòng 2 năm đầu đời. Tuy nhiên cũng có trường hợp phản ứng dị ứng không xuất hiện cho đến khi người đó tiếp xúc với đậu phộng lần đầu tiên (có thể là ở tuổi trưởng thành). Nếu bạn nghi ngờ con mình nhiều khả năng bị dị ứng đậu phộng, hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để làm xét nghiệm.
Bác sĩ có thể tiêm một lượng nhỏ protein đậu phộng vào dưới da để theo dõi phản ứng, hoặc làm xét nghiệm máu. Nếu kết quả không đủ để kết luận, bệnh nhân sẽ được khuyên loại bỏ đậu phộng hoặc các sản phẩm từ đậu phộng ra khỏi chế độ ăn trong vòng 2 - 4 tuần. Chế độ ăn kiêng này có thể giúp xác định liệu việc loại bỏ đậu phộng có cải thiện các triệu chứng hay không.
1.6. Đề phòng
Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu những cách để dự đoán trẻ có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng hay không, nhưng vẫn chưa tìm ra cách nào để ngăn ngừa chứng dị ứng hình thành và phát triển.
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!
2. Ăn đậu phộng khi mang thai
Từ thực tế trên, nhiều người lo ngại liệu ăn đậu phộng hoặc các sản phẩm làm từ đậu phộng trong thai kỳ có an toàn cho em bé hay không? Một vài ý kiến cho rằng ăn đậu phộng khi mang thai sẽ làm cho em bé dễ bị dị ứng đậu phộng hơn. Thậm chí đã từng có danh sách những thực phẩm gây dị ứng mẹ bầu cần thận trọng bao gồm: đậu phộng, các loại hạt, sữa bò, trứng và cá...
Ngược lại, có quan điểm ủng hộ ăn đậu phộng khi mang thai để giới thiệu và cho bé cơ hội tiếp xúc với thực phẩm sớm hơn. Từ đó cung cấp một số chất bảo vệ thai nhi, giúp trẻ sơ sinh tăng khả năng chịu đựng với thực phẩm và giảm nguy cơ phát triển chứng dị ứng nghiêm trọng sau này.
Các nghiên cứu y khoa được công bố không tìm thấy bằng chứng việc tránh các thực phẩm như đậu phộng, sữa và trứng trong khi mang thai có liên quan đến nguy cơ dị ứng của em bé. Do vậy thai phụ không cần tránh bất kỳ loại thực phẩm gây dị ứng nào vì chúng có thể có lợi, miễn là chính họ hoàn toàn bình thường. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ không dị ứng ăn đậu phộng 5 lần/tuần trở lên ít có khả năng sinh con bị dị ứng.
Tóm lại, nếu không dị ứng, việc ăn đậu phộng khi mang thai sẽ an toàn. Ngược lại nếu bị dị ứng với đậu phộng hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác, bạn nên tránh tiêu thụ chúng hoàn toàn cả trong thai kỳ lẫn các giai đoạn khác trong suốt cuộc đời. Cần lưu ý rằng đậu phộng có thể ẩn trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
- Các loại bánh, chocolate và kẹo;
- Những món ẩm thực châu Á;
- Ngũ cốc;
- Lương khô;
- Sản phẩm được chế biến ở những nơi có nhiều đậu phộng.
Xung quanh vấn đề ăn đậu phộng có tốt không, hay cụ thể là bà bầu có nên ăn đậu phộng không, các chuyên gia cho biết đậu phộng là một sự lựa chọn thông minh cho phụ nữ mang thai nhờ chứa nhiều protein và folate. Bổ sung folate và axit folic được khuyến nghị trong thai kỳ nhằm giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là não và cột sống đang phát triển của thai nhi.
Tất nhiên, khứu giác và sở thích của bạn có thể thay đổi đáng kể khi mang thai. Nếu không thích ăn đậu phộng, thai phụ có thể tìm các nguồn cung cấp protein và folate khác. Miễn là bạn đang tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, việc loại trừ đậu phộng ra khỏi thực đơn chắc chắn không làm hại đến cả mẹ lẫn em bé. Bác sĩ cũng thường khuyến nghị thai phụ dùng thêm viên uống axit folic bổ sung, cho dù chế độ ăn uống thường xuyên có nhiều chất này hay không.
Như vậy, việc bà bầu có nên ăn đậu phộng không tùy thuộc vào tình trạng dị ứng cũng như khẩu vị của người mẹ, hầu như không hề ảnh hưởng đến em bé. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thực phẩm an toàn trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Mang thai có thể là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng đầy lo lắng. Bất cứ khi nào bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ để được trả lời sớm và chính xác. Nhờ đó bạn có thể yên tâm tận hưởng hành trình chuẩn bị làm mẹ và chào đón bé yêu ra đời.
Nhận thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, dịch vụ này ra đời như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ từ việc chăm sóc, theo dõi, khám toàn diện, siêu âm xét nghiệm và tư vấn sức khỏe dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Hiện nay, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn trang bị hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại, cùng với kinh nghiệm của các bác sĩ sẽ tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề và bệnh lý sản khoa, các dị tật thai nhi từ sớm (nếu có) để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, babycentre.co.uk, healthline.com