Củ cải muối có tốt cho bạn không?

Củ cải ngâm là một lựa chọn thay thế thuận tiện cho củ cải tươi. Loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng và cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tương tự như củ cải tươi nhưng có hạn sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên, củ cải muối cũng có thể chứa nhiều muối và đường, nhiều người tự hỏi liệu củ cải muối có thực sự tốt cho cơ thể hay không.

1. Giá trị dinh dưỡng

Củ cải đường là một loại rau củ thường được dùng làm món ngâm, muối.

Mặc quá trình lên men gây ra một sự mất mát nhỏ các chất dinh dưỡng, củ cải muối vẫn là một nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Một khẩu phần 3,5 ounce (100gram) củ cải muối cung cấp:

  • Calo: 65
  • Protein: ít hơn 1 gram
  • Chất béo: ít hơn 1 gram
  • Carbs: 16 gram
  • Đường: 11 gram
  • Chất xơ: ít hơn 1 gram
  • Đồng: 13% giá trị hàng ngày (DV)
  • Mangan: 10% DV
  • Folate: 7% DV
  • Riboflavin: 4% DV
  • Magiê: 4% DV
  • Vitamin C: 3% DV
  • Axit pantothenic: 3% DV
  • Vitamin B6: 3% DV
  • Choline: 3% DV

Củ cải đặc biệt giàu đường tự nhiên, đồng, folate và mangan. Những chất dinh dưỡng này giúp tăng mức năng lượng cho cơ thể, cấu tạo DNA, điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời xây dựng và sửa chữa các mô và xương


Củ cải đường cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa
Củ cải đường cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa

Củ cải đường cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid và polyphenol, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật bằng cách chống lại các phân tử gốc tự do. Trên thực tế, củ cải đường được coi là một trong 10 loại cây có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất, đặc biệt giàu betalain và betanin, hai polyphenol mang lại cho loại rau này màu đỏ đậm.

Tuy nhiên, quá trình ngâm giấm làm củ cải muối làm giảm mức độ chống oxy hóa từ 25% đến 70%. Do đó, củ cải muối chứa hàm lượng chất chống oxy hóa thấp hơn so với các dạng củ cải tươi. Loại rau củ này cũng là một nguồn giàu nitrat và saponin.

Trong khi nitrat giúp giảm huyết áp và tăng cường hiệu suất thể thao, saponin có thể tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch.

Củ cải ngâm được làm thông qua quá trình lên men hoặc thêm giấm thô, từ đó chứa các men vi sinh là những lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng miễn dịch, cũng như sức khỏe tiêu hóa và tim mạch.

2. Lợi ích sức khỏe

2.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Củ cải ngâm rất giàu nitrat tự nhiên, mà cơ thể chuyển đổi thành oxit nitric. Phân tử này giúp các mạch máu giãn nở, bảo vệ chống lại bệnh huyết áp cao. Nghiên cứu cho thấy các sản phẩm từ củ cải đường có thể làm giảm huyết áp tới 10mmHg.

Tuy nhiên, tác dụng này chỉ kéo dài trong vài giờ sau khi tiêu thụ, vì vậy người dùng cần ăn thực phẩm giàu nitrat thường xuyên để duy trì hiệu quả này. Nitrat cũng có thể bảo vệ chức năng nội mạc. Lớp nội mạc là một màng mỏng lót bên trong các mạch máu giúp điều chỉnh quá trình đông máu và chức năng miễn dịch.

2.2 Hỗ trợ tiêu hóa

Củ cải muối được tạo ra thông qua quá trình lên men tự nhiên, vì vậy củ cải muối lên men rất giàu vi khuẩn có lợi gọi là men vi sinh, giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách giúp cơ thể dễ dàng phân giải thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Men vi sinh cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi độc tố và vi khuẩn có hại, cũng như giảm táo bón và đầy hơi.

Hơn nữa, loại thực phẩm này cũng có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn đường ruột như bệnh viêm ruột (IBD), viêm loét đại tràngbệnh Crohn.

2.3 Tăng cường thể chất

Các nitrat trong củ cải muối có thể cải thiện khả năng thể thao bằng cách tăng sức mạnh và hiệu suất cơ bắp. Một số nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường làm tăng hiệu suất về độ bền theo thời gian hoặc trong quá trình tập thể dục cường độ cao lên khoảng 3%.

Tuy nhiên, những kết quả này xuất hiện rõ ràng nhất ở những người chưa được huấn luyện thể lực từ trước và thường được nghiên cứu bằng nước ép củ cải đường, không phải củ cải muối. Tác dụng tương tự từ củ cải muối là chưa được xác nhận.

2.4 Cân bằng đường huyết

Củ cải ngâm có thể làm giảm lượng đường trong máu. Hầu hết các loại củ cải muối được làm bằng giấm, nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn. Các chuyên gia tin rằng nitrat trong củ cải và chất chống oxy hóa cũng giúp kiểm soát đường huyết.

Trong một nghiên cứu, nước ép củ cải đường cô đặc gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu và insulin so với một loại đồ uống có đường tương tự. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã không tìm thấy kết quả tương tự. Hơn nữa, không có nghiên cứu nào trong số những nghiên cứu này kiểm tra tác động trực tiếp của củ cải muối lên chỉ số đường huyết và insulin.


Củ cải ngâm có thể làm giảm lượng đường trong máu
Củ cải ngâm có thể làm giảm lượng đường trong máu

3. Lưu ý và tác dụng phụ

Tùy thuộc vào cách làm cho từng loại củ cải muối, một số giống củ cải muối có thể chứa nhiều muối ăn và đường bổ sung. Nghiên cứu liên kết lượng đường và muối dư thừa với sức khỏe kém và tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Do đó, khách hàng nên chú ý đọc bảng thành phần và dinh dưỡng khi mua và chọn các loại có ít hoặc không thêm đường hoặc muối. Củ cải đường cũng rất giàu oxalat - hợp chất có thể làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng và thúc đẩy sỏi thận. Do đó, những người dễ bị sỏi thận nên cân nhắc khi sử dụng loại thực phẩm này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe