Canxi Propionate là gì và nó có an toàn không?

Canxi propionate là một phụ gia thực phẩm có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là đồ nướng. Nó hoạt động như một chất bảo quản để giúp kéo dài thời hạn sử dụng bằng cách can thiệp vào sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật. Mặc dù nó mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất thực phẩm, nhưng canxi propionate có đủ an toàn để tiêu thụ hay không?

1. Canxi propionate là gì?

Canxi propionate là một loại muối hữu cơ tự nhiên được hình thành do phản ứng giữa canxi hydroxit và axit propionic.

Nó thường được sử dụng làm phụ gia thực phẩm – ký hiệu là E282 - để giúp bảo quản các sản phẩm thực phẩm khác nhau, bao gồm:

  • Thực phẩm nướng: bánh mì, bánh ngọt, bánh nướng xốp
  • Các sản phẩm từ sữa: pho mát, sữa bột, váng sữa, sữa chua,...
  • Đồ uống: nước ngọt, nước trái cây...
  • Đồ uống có cồn: bia, đồ uống mạch nha, rượu vang, rượu táo,...
  • Thịt chế biến: xúc xích, giăm bông, thịt hộp,...

Canxi propionate kéo dài thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm khác nhau bằng cách can thiệp vào sự tăng trưởng và sinh sản của nấm mốc và các vi sinh vật khác. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp bánh nướng vì quá trình nướng bánh là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc.

Canxi propionate đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO phê duyệt để đưa sử dụng.

2. Canxi propionate có an toàn để ăn?

Canxi propionate đã được FDA nghiên cứu rộng rãi trước khi được đưa vào sử dụng và được công nhận là an toàn. Hơn nữa, WHO và FAO đã không có khuyến cáo về mức tiêu thụ hàng ngày.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy chuột thí nghiệm khi được cho ăn từ 1 đến 3 gram canxi propionate mỗi ngày liên tục trong từ 4 đến 5 tuần không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chúng.

Tương tự, một nghiên cứu kéo dài 1 năm trên chuột cho thấy tiêu thụ liên tục 4% canxi propionate ở tỷ lệ cao hơn so với mọi người thường tiêu thụ hàng ngày không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Hầu hết các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về canxi propionate và độc tính của chúng đều kết quả âm tính, ngoại trừ một số ít sử dụng liều lượng quá cao. Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tiêm một lượng lớn canxi propionate vào túi noãn hoàng của phôi gà, điều này đã dẫn đến những phản ứng bất thường.

Mặt khác, điều đáng lưu ý là cơ thể con người không lưu trữ canxi propionate, điều đó có nghĩa là hợp chất này không được tích tụ trong các tế bào. Thay vào đó, chất này bị phá vỡ bởi đường tiêu hóa, dễ dàng bị hấp thụ, chuyển hóa và loại bỏ qua đường chất thải.

3. Tác dụng phụ của canxi propionate


Đau đầu, đau nửa đầu là tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng canxi propionate
Đau đầu, đau nửa đầu là tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng canxi propionate

Trong một số trường hợp hiếm gặp, canxi propionate có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như đau đầu và đau nửa đầu.

Một nghiên cứu trên cơ thể người đã cho thấy liên kết giữa hàm lượng propionate với việc tăng sản xuất insulinglucagon, một loại hormone kích thích giải phóng glucose (đường). Điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách, dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, một nghiên cứu ở 27 trẻ em cho thấy một số người bị kích thích, bồn chồn, kém chú ý và khó ngủ sau khi tiêu thụ bánh mì có chứa canxi propionate hàng ngày.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu trên người về tác động của loại phụ gia này trước khi có thể kết luận rằng canxi propionate gây ra những kết quả như trên. Vì vậy, hiện tại canxi propionate vẫn được các tổ chức thực phẩm uy tín liệt kê vào hàng chất phụ gia an toàn. Đối với những người có bất kỳ lo ngại nào về canxi propionate hoặc tin rằng đây là lý do khiến gây ra các triệu chứng tiêu cực cho cơ thể, thì luôn nên tìm đến tư vấn của các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe